8 Hình thức khác biệt hóa cho Startup (Marketing)

Khác biệt hóa thương hiệu sản phẩm là gì?

Làm thế nào để khác biệt hóa thương hiệu cho sản phẩm. Nếu lựa chọn cạnh tranh bằng giá bán, bạn có thể đua kịp những đối thủ khác, nếu họ có tiềm lực tài chính tốt hơn. Vì vậy, cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa, trở thành công cụ hữu hiệu của những thương hiệu nhỏ.

Chiến lược Marketing khác biệt hóa, nhằm giúp khách hàng phân biệt sản phẩm của chúng ta với sản phẩm của đối thủ.

Nếu khách hàng công nhận sự khác biệt sản phẩm/thương hiệu của bạn, họ sẽ thừa nhận giá trị của bạn trên thị trường. Đúng lúc này, đội Marketing của bạn chỉ cần phô chương vài chiêu, khách hàng ngay lập tức sẽ ra quyết định mua.

Chủ đề này là chủ đề chuyên sâu về Marketing, hướng dẫn người khởi nghiệp kinh doanh có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường, cách mà chúng ta xâm chiếm thị trường như thế nào bằng sự khác biệt hóa.

8 HÌNH THỨC KHÁC BIỆT HÓA

  Khác biệt hóa định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là việc tạo ra một khái niệm khác trong tâm trí khách hàng, với khái niệm đó, khách hàng nhận định được vị trí thương hiệu/sản phẩm của chúng ta ở đâu, có ý nghĩa như thế nào.

Có thể nói khác biệt hóa bằng định vị thương hiệu là cách đơn giản nhất, dễ làm nhất. Bởi hầu như, lý do bạn tồn tại được trên thị trường chính là thương hiệu của bạn, nếu chúng ta đầu tư bài bản cho thương hiệu này, bạn sẽ tạo ra sự khác biệt hóa nhất định trên thị tường về thương hiệu.

Ví dụ về Sự khác biệt hóa định vị thương hiệu như: Sản phẩm của bạn tập trung vào màu sắc, và màu  sắc là thứ đặc trưng nhất của thương hiệu; Hoặc tôi có 1 logo đẹp, và logo này rất khác biệt so với tất các logo khác trên thị trường, nếu nhìn vào Logo khách hàng chắc chắn thích Logo của tôi hơn của đối thủ; Ví dụ khác, sản phẩm có thể định vị trở thành thương hiệu phổ biến nhất tại Hà Nội ( Sài Gòn, Hải Phòng…).

Khác biệt hóa thị trường mục tiêu

Khi đối thủ chọn thị trường tại Hà Nội là thị trường mục tiêu, nhưng bạn lại chọn thị trường mục tiêu là 1 quận tại Hà Nội ( ví dụ: Quận Hai Bà Trưng). Sự khác biệt này, có thể giúp thương hiệu/sản phẩm của bạn hạ gục đối thủ.

Hoặc, một số Startup mới sử dụng các yếu tố: Độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ giáo dục…để phân loại thị trường mục tiêu, thay vì chỉ phân loại theo địa lý.

Khác biệt hóa về thị trường mục tiêu, có thể giúp bạn tiết kiệm nguồn lực, phát huy tối đa năng lực sản xuất ( phân phối), hạn chế lãng phí nguồn lực. Và như vậy, hiệu quả kinh doanh có thể đạt cao hơn.

Hình thức khác biệt về ngôn ngữ trong quảng cáo thương hiệu

Khi bạn nghe Slogan này : “ Hãy nói theo cách của bạn”, bạn sẽ nghĩ về Viettel, nhưng khi bạn nghe “Mọi lúc, mọi nơi” bạn sẽ nghĩ tới Mobifone. Tương tự với các thương hiệu của những ngành nghề khác: Apple, Sony, Oppo; Mì Hảo Hảo, Mỳ Omachi…

Các khẩu hiệu và ngôn ngữ quảng cáo giúp người tiêu dùng nhận định rõ ràng, ai là ai trên thị trường, trong tư duy khách hàng đã có sẵn ít nhiều những thông tin cơ bản về thương hiệu đó khi được nhắc đến khẩu hiệu quảng cáo. Chỉ cần khách hàng nghe câu nói thương hiệu của bạn, họ sẽ nghĩ về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Chiến lược khác biệt hóa này ngày càng chứng tỏ hiệu quả trong thời hiện đại.

Khác biệt hóa bằng điểm bán sản phẩm

Đối với những ngành hàng: Quán đồ uống, khách sạn, nhà hàng ăn, siêu thị mini, cửa hàng nội thất cần địa điểm bán hàng trên phố. Những cửa hàng chọn địa điểm hiệu quả, có quyền sở hữu lượng lớn khách hàng, lợi thế này là một trong những lợi thế đặc biệt.

Cho đến nay, dù thị trường online phát triển, nhưng ở một số ngành hàng, cửa hàng truyền thống vẫn chiếm một lượng doanh thu lớn tới 40%-70% tổng doanh thu.

Khác biệt hóa thiết kế bao bì

Với 1 bao bì đẹp , cứ 10 người khách hàng , sẽ có khoảng 5 người trong đó ấn tượng, và thậm chí họ ra quyết định mua hàng hóa bằng hình ảnh bao bì bên ngoài.

Bởi trong thời kinh doanh mới, người tiêu dùng tin rằng họ sẽ nhận được nhiều hơn những lợi ích đáng được nhận, vì vậy họ quá tin tưởng người bán nên giao đã giao trách nhiệm chất lượng/dịch vụ cho bên bán hàng, đối với số ít người họ mặc định rằng chất lượng  hàng hóa đã tốt, và họ sẽ quyết định mua hàng chỉ bằng bao bì bên ngoài.

Nhờ vậy, sự khác biệt về thiết kế bao bì trở thành công cụ cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường. Ngành sản xuất và kinh doanh bao bì cũng vì thế mà phát triển mạnh mẽ trong 5 năm gần đây.

Khác biệt hóa định vị giá bán

Giá bán và khác biệt hóa là 2 khái niệm khác nhau, cạnh tranh bằng giá và khác biệt hóa định vị giá bán lại càng không giống nhau.

Nếu cạnh tranh bằng giá bán, bạn có thể tăng giá bán ở thời điểm này và cũng có thể giảm ở thời điểm khác. Nhưng nếu bạn áp dụng chiến lược định giá bán thấp, bạn sẽ chỉ nên bán giá bán thấp; tương tự, nếu bạn định vị giá bán cao bạn không được phép bán giá thấp, bởi nếu bạn làm như thế uy tín thương hiệu giảm xuống, bạn sẽ mất hơn được.

Khác biệt hóa về sản phẩm

Như chất lượng sản phẩm, đặc tính kỹ thuật, công năng do sản phẩm tạo ra, màu sắc sản phẩm, thiết kế hình dáng sản phẩm…

Khác biệt hóa về sản phẩm là chiến lược thường được những công ty sản xuất, công ty phân phối độc quyền, công ty phân phối hàng hóa độc đáo áp dụng. Họ tin rằng, sản phẩm của họ có nhiều đặc điểm khác biệt, vì vậy những động thái Marketing sẽ tập trung khai thác các điểm khác biệt hóa này.

Khác biệt hóa truyền thông và nội dung truyền thông

Bạn có mối quan hệ tốt với các công ty truyền thông, và đối thủ thì không lợi thế này. Hoặc bạn có những nội dung truyền thông hiệu quả, bạn có thể gửi nó đi và chờ phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng.

Chiến lược khác biệt hóa bằng truyền thông, và nội dung truyền thông hiện nay đang được các công ty dịch vụ tận dụng triệt để, thậm chí những công ty sản xuất cũng đã tiến hành khai thác.