Tuyển tập bí kíp Content Marketing từ a-z (phần 4)

GIÁ TRỊ – YẾU TỐ CỐT LÕI CỦA MỘT CONTENT HAY

Dù hầu hết chúng ta đều có thể cảm nhận một Content hay hay không, nhưng đa phần nhiều bạn không thể nói được một content hay nằm ở chỗ nào, khi tôi hỏi nó hay ở chỗ nào thì không trả lời được, thường là trả lời ú ớ: “ờ tại tui thấy hay”. Bạn thấy hay ko? Thấy hay là đc rồi, hỏi nhiều làm gì”. Đọc xong bài viết này bạn sẽ trả lời được một Content hay ở chỗ nào. Hiểu biết một content hay ở chỗ nào chính là bước đầu để bạn có thể tạo ra một Content hay.

Theo tôi một Content trở thành hay khi nó mang lại giá trị cho người đọc. Giá trị càng cao, Content càng hay.Nhưng giá trị (Value) là gì? Theo định nghĩa của từ điển oxford
“The regard that something is held to deserve; the importance, worth, or usefulness of something.”

Hãy chú ý các từ khóa như: xứng đang (deserve, worth ), quan trọng (importance), hữu ích (something). Theo quan điểm của tôi, giá trị chính là những thứ hữu ích hoặc quan trọng đối với con người.

Giá trị của một Content chính là những thứ hữu ích hoặc quan trọng đối với người đọc. Giá trị của một Content cũng chính là lí do để người ta đọc nó. Người ta không bao giờ đọc những thứ họ cho là ko hữu ích và không quan trọng đối với họ.

Giá trị của một Content bao gồm:
+ Giá trị sản phẩm:
+ Giá trị giải trí
+ Giá trị hiểu biết
+ Giá trị cảm xúc

GIÁ TRỊ SẢN PHẨM: Một sản phẩm thường thì phải mang lại giá trị cho khách hàng như giúp khách hàng giải quyết vấn đề nào đó, hoặc mang lại cho họ điều họ mong muốn. Thí dụ: quần áo có thể mang lại cho khách hàng đẹp hơn, trẻ trung hơn, phong cách hơn. Điện thoại có thể mang lại cho khách hàng sự sang trọng đẳng cấp (như iphone 7 plus chẳng hạn) hoặc là công cụ bán hàng ( dùng điện thoại để bán hàng trên Facebook) hoặc là công cụ selfie hoặc chơi game, xem phim.. Nếu một Content có thể nếu bật được giá trị của sản phẩm so với content khác, thì đó là 1 Content hay.
Ngoài giá trị của sản phẩm mà Content đề cập thì bản thân Content cũng có giá trị của nó.

GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ: bao gồm sự lôi cuốn, hài hước, hồi hộp,thú vị …nói chung là một cảm giác lạ khác bình thường. Tại sao mang lại sự giải trí là mang lại giá trị? Có lẽ bạn sẽ nói rằng con người lao động 8h một ngày sẽ mệt mỏi thì cần sự giải trí, điều này nghe cũng đúng. Giải trí giúp bạn quên đi sư lo toàn, sự vất vả của cuộc sống. Giải trí giúp cuộc sống bớt nhàm chán. Giải trí là tô điểm của cuộc sống hằng ngày. Giải trí giúp con người quên đi nỗi sợ hãi của cả loài người là họ sẽ chết vào 1 ngày nào đó. Như vậy giải trí là rất rất có giá trị đối với con người. Con người ngay từ nhỏ đã thích sự giải trí, các bé luôn thích chơi đồ chơi chứ ko học, luôn thích nghe kể chuyện. Khi nghe câu chuyện người nghe tưởng tưởng và hóa thân vào nhân vật, mọi thứ của người đó ở hiện tại đều tạm thời được quên đi. Một Content mang lại sự giải trí có thể bằng những câu chuyện lôi cuốn như truyện của bác Tony Buổi Sáng, truyện kiếm hiệp của Kim Dung(hồi thời sinh viên tôi mê truyện Kim Dung, đọc 16h mỗi ngày trên máy tính trong 1 tháng, kết quả là độ cận tăng lên từ 2.5 lên 5 độ, và mắt ko còn bị mỏi khi nhìn tất cả các loại màn hình nữa!). Bạn cũng dễ dàng thấy được các quảng cáo của Cocacola và Pepsi ngày càng mang nhiều sự giải trí: như ca hát, nhảy nhót, vui đùa…

GIÁ TRỊ HIỂU BIẾT: người ta đọc bài viết đôi khi vì để có thêm sự hiểu biết. Tất cả dạng Content dạng mang lại kiến thức, sự hiểu biết cho người xem thì đều thuộc dạng này. Bản thân Thánh Content bài viết này và các bài viết khác trong cộng đồng isocial chính là thuộc dạng mang lại sự hiểu biết. Bạn đọc bài viết này của tôi chính là để có thêm hiểu biết cách để làm Content hay. Nếu bạn đọc một đoạn và cảm nhận được rằng nó không cung cấp thêm thứ hiểu biết gì mới cho bạn, bạn sẽ ngưng đọc nó. Bạn thà rằng đi ngủ, hoặc xem phim hoặc xem hài còn có giá trị hơn. Ở bài “THẤU HIỂU GIẢI THUẬT PH N PHỐI CỦA FACEBOOK” của tôi được nhiều bạn thích và khen hay vì giá trị mà nó mang lại cao nhất nằm ở câu trả lời số 5: “Facebook bảo vệ doanh nghiệp nhỏ bằng cách không cho bất kỳ ai tiếp cận hết đối tượng tiềm năng”, mục đích của nó nhằm bảo vệ sự thống trị quyền lực của Facebook đối với khách hàng quảng cáo. Mặc dù tôi cũng nói đây là sự suy đoán, và quan điểm cá nhân nhưng đối với bạn, nó lại mang về sự hiểu biết đặc biệt vì vậy nhiều bạn đã đánh giá cao nó.

GIÁ TRỊ CẢM XÚC: trong tất cả các giá trị ở trên thì cảm xúc là thứ được con người coi trọng nhất. Nếu thiếu cảm xúc con người ta sống cũng như chết. Do đó con người luôn đánh giá cao những thứ mang lại cảm xúc cho họ: vui sướng, tự hào, tin tưởng, cảm động, đồng cảm, thích thú, sợ hãi, tức giận, buồn, chán ghét, hi vọng. Mặc dù bạn thích vui hơn buồn, nhưng nếu xem một Content mang lại cảm giác buồn thì bạn vẫn đánh giá cao hơn so với một Content không mang lại cảm giác gì. Nếu một Content mang lại cho người đọc mức đô càng cao của 1 loại cảm xúc hoặc mang lại số lượng càng nhiều loại cảm xúc thì Content đó càng hay. Nếu một Content mang lại tất cả các cảm xúc tôi kể ở trên như vui sướng, tự hào, tin tương,cảm động, thích thú, sợ hãi, tức giận, buồn, chán ghét, hi vọng thì Content đó sẽ thuộc loại Siêu Hay chứ không phải loại thường.

BẠN CẦN LƯU Ý: Giá trị ở đây phải hiểu là giá trị được cảm nhận ở nơi người đọc chứ không phải ở nơi tác giả. Vì nhiều khi ta có tâm huyết tạo ra giá trị, nhưng do cách diễn đạt, cách thể hiện, người đọc không cảm nhận được vì vậy bạn sẽ có một Content dở. Chuyện này xảy ra như cơm bữa. Rất nhiều bộ phim – ngay cả phim của Hollywood – thuộc dạng dở vì không tạo được cảm xúc tại nơi người xem, dù đạo diễn, diễn viên, người viết kịch bản đã … cố gắng hết sức.
Để đánh giá định tính “sự hay” của một Content bạn chỉ cần kiểm tra xem nó có giá trị gì trong 4 loại giá trị tôi nêu ở trên hay không. Nếu có cả 4 loai trên thì quá tốt, nhưng nếu chỉ có 1 loại thì cũng ok rồi.

Bạn cần lưu ý thêm vấn đề phân bố giá trị. Không thể chỉ có tiêu đề, mở bài mang lại giá trị, còn lại thì không. Cũng không thể chỉ có phần cuối mới có giá trị. Giá trị cần được phân bố xuyên suốt độ dài Content. Tuy nhiên để người xem cảm thấy hay thì thường người ta phân bổ nhiều hơn cho phần cuối: tăng dần từ đầu đến cuối chứ không nên giảm dần.

(Còn tiếp) Tuyển tập bí kíp content marketing từ a-z ( phần 5)