Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh Tủ bếp

Tủ bếp là món đồ thông dụng mà người người nhà nhà đều có nhu cầu sử dụng. Các thương hiệu tủ bếp ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường, đây là ngành nghề mới nổi nên ngày càng thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư quy mô vừa và nhỏ.

Do định vị thương hiệu, đẳng cấp sản phẩm và phương châm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không giống nhau nến khiến việc kinh doanh tủ bếp tồn tại nhiều rủi ro, vậy để kinh doanh tốt một cửa hàng bán tủ bếp thì cần phải chú ý những gì? Những kinh nghiệm kinh doanh tủ bếp dưới đây được “làm kinh doanh” đánh giá và biên soạn làm tư liệu nền tảng cho người khởi nghiệp.

1, Phải có kiến thức chuyên ngành

Kinh doanh tủ bếp và kinh doanh các sản phẩm khác không giống nhau. Kinh doanh tủ bếp yêu cầu người đầu tư phải có kinh nghiệm thao tác về nó.

Trong quá trình kinh doanh tủ bếp sẽ đề cập tới một số vấn đề chuyên ngành như kích thước, báo giá, bản vẽ, lắp đặt…Nếu tự mình mở cửa hàng kinh doanh mà không biết cách lắp đặt sẽ rất khó có thể tiếp tục kinh doanh bình thường được.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm lắp đặt có thể thông qua việc liên kết thương hiệu, lựa chọn những thương hiệu tủ bếp lớn có thế lực, bên thương hiệu chắc chắn sẽ đào tạo đầy đủ các trình tự kỹ thuật để người đầu tư nhanh chóng nắm bắt được các kiến thức chuyên ngành.

2, Chọn địa điểm mở cửa hàng

Việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh tủ bếp vô cùng quan trọng. Không phải cứ lựa chọn những khu thương mại hoặc mua sắm sầm uất lâu đời mới là tốt. Cửa hàng tủ bếp cần phải trưng bày nhiều loại sản phẩm mẫu theo mẫu mã, phong cách…

Bởi vậy yêu cầu diện tích mặt bằng cửa hàng cần phải đủ lớn, thông thường từ 300 m2 trở lên, quy mô thị trường nhỏ hơn, bạn có thể chọn mặt bằng diện tích nhỏ hơn. Về vị trí lựa chọn, nên lựa chọn những nơi có lưu lượng người cao, các khu buôn bán sản phẩm thương mại hoặc vật liệu xây dựng có thị trường lớn.

Ngoài ra người đầu tư cần phải chú ý thêm một điểm nữa đó là không phải cứ ở trung tâm thương mại là tốt, bởi mặt bằng cửa hàng trong các khu thương mại này cũng có phân biệt tốt xấu, nếu mặt bằng cửa hàng trong những khu thương mại này không được tốt thì tôi khuyên các nhà đầu tư đừng cố dấn thân vào.

Bởi nếu cố tình đặt cửa hàng trong đó không những phải chịu mức giá thuê mặt bằng cao mà lại không có lợi nhuận nổi bật, đồng thời còn phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh thị trường với những người trong ngành khác.

3, Mối quan hệ xã hội và sản phẩm

Đây là vấn đề mà hầu như bất cứ ngành nghề nào cũng đều tồn tại. Đối với nghề sửa sang xây dựng thường gặp nhất hiện giờ đó là chế độ đấu thầu, chỉ có nhà riêng cá nhân mới là tự mình trang hoàng.

Cho dù là đầu thấu hay tự mình làm cũng đều sẽ lựa chọn những doanh nghiệp hoặc thương hiệu nổi tiếng quen thuộc, bởi không gian lợi nhuận trong ngành kinh doanh tủ bếp lớn, nên việc lựa chọn hợp tác lâu dài với những doanh nghiệp hoặc cá nhân mà bạn quen biết thường sẽ có ưu đãi.

Những điều này đều cần tới mối quan hệ xã hội tương đối mạnh. Ngoài ra, việc định giá sản phẩm và chất lượng sản phẩm cũng vô cùng quan trọng, giá bán hợp lý và tiêu chuẩn chất lượng cao luôn là những yếu tố quan trọng hàng đầu để duy trì tốt mối quan hệ xã hội cho các nhà đầu tư.

4, Năng lực Marketing

Kinh doanh tủ bếp không chỉ cần có mối quan hệ xã hội mà còn đòi hỏi người đầu tư phải hiểu về ngành này, quan trọng nhất đó là phải có năng lực Marketing tốt.

Để có được mối quan hệ xã hội tốt thì tiền đề là bạn phải khiến cho tất cả mọi người biết đến sự tồn tại của mình.

Nếu không có sự quảng bá ra bên ngoài thì làm sao có được mối quan hệ xã hội rộng lớn, có gieo trồng thì mới có thu hoạch. Muốn kinh doanh tốt cửa hàng tủ bếp bạn cần phải biết đến nhiều kênh Marketing đồng thời tổ chức các hoạt động định kỳ để thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa.

5, Ủng hộ thương hiệu

Hiện nay thường gặp nhất trong kinh doanh tủ bếp đó là liên kết thương hiệu, nhà đầu tư lựa chọn liên kết thương hiệu sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía thương hiệu trong các vấn đề như lựa chọn địa điểm kinh doanh, thiết kế trang hoàng, đào tạo kinh doanh, chỉ đạo hướng nghiệp, phục vụ hậu kỳ…để giúp các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm nhanh chóng thích ứng được với thị trường.

Các thương hiệu khác nhau sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác nhau, người đầu tư căn cứ theo điều kiện của mình để lựa chọn những thương hiệu liên kết phù hợp để có thể nhanh chóng nắm bắt thị trường một cách nhẹ nhàng.

Khi lựa chọn thương hiệu liên kết, người đầu tư nhất định  phải tìm hiểu tiềm năng thị trường và tiến hành  điều tra thị trường để có kế hoạch đầu tư cụ thể.

Liên kết kinh doanh cửa hàng tủ bếp chắc chắn sẽ là một dự án đầu tư có triển vọng, người đầu tư nên kết hợp giữa tình hình thị trường và điều kiện vốn có để lựa chọn một thương hiệu liên kết phù hợp khiến việc kinh doanh trở nên nhẹ nhàng hơn.