1. Cách bước mở tiệm rửa xe
Chuẩn bị vốn để mở tiệm rửa xe máy
Dù bạn có ý định kinh doanh bất cứ mặt hàng gì đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải chuẩn bị vốn đầu tư ban đầu. Mở tiệm rửa xe máy cũng không ngoại lệ, bạn cần có số vốn ban đầu khoảng 10 triệu đồng. Nếu bạn có ý định mở rộng mô hình kinh doanh rửa xe ô tô thì số vốn đầu tư sẽ tầm khoảng 20 triệu đồng để sắm sửa các thiết bị, đồ dùng cơ bản phục vụ cho công việc rửa xe.
Dù kinh doanh gì bạn cũng cần chuẩn bị vốn đầu tư ban đầu. Mở tiệm rửa xe cũng vậy. Bạn sẽ cần số vốn ban đầu khoảng 10 triệu đồng cho tiệm rửa xe máy, và vốn 20 triệu nếu mở tiệm rửa xe ô tô. Số tiền này sẽ dùng để mua sắm thiết bị phục vụ cho công việc.
Thông thường, để có thêm thu nhập, các cửa hàng rửa xe sẽ phục vụ luôn cả việc bán nước, bán mũ bảo hiểm, thay dầu nhớt, sửa xe lặt vặt,… Nếu bạn có ý định kinh doanh thêm các dịch vụ này thì cũng nên tính toán vốn đầu tư ban đầu sẽ nhiều hơn.
Mua sắm bộ dụng cụ rửa xe máy, ô to
Trước khi tiến hành mở tiệm rửa xe máy, ô tô, bạn cần phải sắm sửa những dụng cụ và máy móc cần thiết như máy rửa xe, máy nén khí, máy bơm nước. Nếu như chỉ rửa xe máy thì chọn bơm rửa xe máy, ô tô với vòi rửa xe đơn giản. Loại máy bơm rửa xe này chi phí thấp, công suất nhỏ mà dễ dàng sử dụng. Ngoài máy móc, bạn còn phải sắm thêm hóa chất tẩy rửa, ben nâng rửa xe, bình bọt, súng xịt khô và một số giẻ lau loại không để lại bụi vải và dễ thấm nước.
Khi mua máy, bạn nên tìm hiểu thông tin và lựa chọn mua máy của những nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng máy tốt, ít hao tốn năng lượng. Bạn không nên dùng máy cũ vì dễ gặp nhiều hỏng hóc trong quá trình sử dụng và điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công việc kinh doanh của bạn.
Một số hãng dầu nhớt có tài trợ máy móc cho các đại lý, bạn có thể liên hệ với các hãng này để làm đại lý xem họ có hỗ trợ được những loại máy móc nào cho cửa hàng của mình không để tiết kiệm chi phí mua sắm ban đầu.
Lựa chọn mặt bằng cửa hàng rửa xe
Địa điểm mở cửa hàng: Đối với cửa hàng rửa xe máy, nên lựa chọn địa điểm mở cửa hàng ở những nơi có nhiều xe cộ qua lại, gần đường lớn, khu vực dân cư tập trung sinh sống đông đúc thì lượng khách hàng sẽ nhiều hơn. Trước khi quyết định mở cửa hàng ở đâu, bạn cũng nên khảo sát xem khu dân cư đấy có nhiều xe máy, ô tô qua lại hay không? Mật độ quán rửa xe ở khu vực như thế nào? Mức thu nhập của người dân xung quanh có cao? Họ có sẵn sàng mang xe ra tiệm rửa, hay tự rửa ở nhà… Kinh doanh ngành nghề này, cần khảo sát càng chi tiết càng tốt.
Về diện tích mặt bằng: Nếu bạn mở cửa hàng rửa cả ô tô và xe máy thì diện tích tối thiểu khoảng 40 m2. Còn nếu chỉ rửa xe máy thôi thì không gian sẽ khoảng tầm 10 m2 là được. Nếu diện tích mặt bằng lớn hơn thì càng tốt. Tuy nhiên, nếu điều kiện kinh tế không cho phép thì thuê mặt bằng vừa đủ sẽ tiết kiệm và tránh lãng phí tiền thuê mặt bằng.
Ngoài địa điểm và diện tích, bạn cũng nên chú ý đến một số vấn để khác như cửa hàng nên có chỗ ngồi chờ cho khách, có nhà vệ sinh, có hệ thống thoát nước tốt. Việc rửa xe liên tục sẽ thải ra lượng nước rất lớn. Vì thế, bạn cần đảm bảo cửa hàng có hệ thống thoát nước đủ tốt để không bị ngập úng, gây mất vệ sinh. Bạn có thể sử dụng nước máy hoặc nước giếng để rửa xe nhưng nếu nước có phèn thì bạn nên đặt một tấm bông lọc phèn trước khi sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể mở thêm quán nước ở gần khu vực rửa xe để khách hàng có thể thoải mái nhất khi ngồi chờ rửa xe tại cửa hàng của bạn cũng như kiếm được thêm thu nhập từ tiền nước.
Thuê nhân viên
Giai đoạn đầu khi mới bắt đầu kinh doanh, chưa có nhiều khách thì bạn có thể không cần thuê thêm nhân viên và tự mình làm tất cả mọi việc. Tuy nhiên, thời gian sau đó, khi số lượng xe ngày một nhiều hơn hoặc bạn muốn kinh doanh thêm các mặt hàng khác như quán nước, bán mũ bảo hiểm, dịch vụ sửa chữa xe, bán phụ tùng.. thì bạn sẽ cần phải thuê nhân viên. Trước khi lựa chọn thuê người làm cùng, bạn cũng nên cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng chi phí tiền lương cho nhân viên để đảm bảo phù hợp với hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
Hoàn thàn các thủ tục pháp lý trước khi mở cửa hàng
Bạn nên tìm hiểu trước về các thủ tục pháp lý cần thiết để mở cửa hàng rửa xe, tìm hiểu xem hình thức kinh doanh này có cần phải đăng ký không. Nếu phải đăng ký giấy phép kinh doanh thì bạn hãy lên phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi bạn sẽ mở cửa hàng để hỏi và hoàn thành tất cả những thủ tục pháp lý theo đúng yêu cầu của các cơ quan chức năng.
2. Kinh nghiệm mở tiệm rửa xe có lãi
Kinh doanh cửa hàng rửa xe là một công việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng công việc này lại đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ và phải luôn giữ chữ tín với khách hàng. Điều này sẽ tạo nên ấn tượng tốt đẹp cũng như sự khác biệt của cửa hàng. Dịch vụ tốt, nhân viên nhiệt tình, thân thiện sẽ tạo thiện cảm và khiến khách hàng quay trở lại với cửa hàng của bạn nhiều hơn.
Một banner trên website đưa ra các tiện ích đặt trước dịch vụ
Nên xin số điện thoại của khách hàng, họ tên để thi thoảng hỏi thăm về dịch vụ, tình trạng xe sử dụng… giúp tạo thiện cảm và điểm cộng cho khách hàng quay lại lần sau.
Ngoài rửa xe, bạn cũng nên học thêm nghề sửa chữa xe, bảo dưỡng, trang trí xe (độ xe), hợp tác với các hãng dầu nhớt kiếm thêm thu nhập.
Với nhiều cửa hàng rửa, bảo dưỡng xe thành công hiện nay, họ luôn thông minh trong cách tiếp cận, có hệ thống gọi điện chăm sóc thường kỳ, tạo website riêng để quảng bá dịch vụ, và cho phép khách hàng đặt lịch rửa xe trước, đặt lịch bảo dưỡng xe… Nếu xác định theo đuổi thị trường này nhất định bạn phải làm khác những người đi trước. Chỉ cần có những thay đổi nhỏ trong dịch vụ có thể sẽ mang về hiệu quả lớn mà đôi khi chúng ta không thể ngờ tới.
Trên đây là một số bước cần có khi bạn mở tiệm rửa xe ô tô, xe máy. Thực chất đây mới chỉ là những bước sơ khai khi bạn bắt đầu, để có thể thành công và tạo được dịch vụ tốt, bạn cần đi vào vận hành thực tế và rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình.