LÀM GÌ ĐỂ WEBSITE HỘI NHẬP VỚI THỜI HOÀNG KIM CỦA GIAO DIỆN MOBILE?

Có thể nói, năm 2017 là thời hoàng kim của giao diện website trên mobile. Chỉ cần một chiếc smart phone trên tay, ở bất cứ đâu có wifi hoặc 3G là con người có thể thỏa thích du lịch trên… các website.

Trong khi các doanh nghiệp lớn đang có những cú nhảy bứt phá doanh thu nhờ chớp xu hướng giao diện website trên mobile thì một số công ty vừa và nhỏ đang tỏ ra lúng túng không biết phải làm thế nào để dung hòa giữa giao diện PC và mobile. Dưới đây là các nguyên tắc thiết kế giao diện chuẩn mobile độc đáo (thiết kế website responsive tương thích mobile), thuận tiện cho người dùng bạn nhất định không được bỏ qua.

1. Danh mục website trên giao diện mobile càng ngắn gọn, súc tích càng tốt

Danh mục web là tất cả những nhóm đề tài bao quát xuất hiện trên trang chủ giúp khách hàng có được cái nhìn cảnh về trang web của bạn. So với diện tích website trên giao diện PC thì giao diện mobile nhỏ hơn rất nhiều lần. Do đó, nếu bạn để danh mục web với từ ngữ dài và rườm rà sẽ làm cho bố cục web trở nên rối rắm và dễ khiến khách hàng tiềm năng bực mình mà thoát khỏi trang web.

Bạn cũng biết đấy, người dùng web trên mobile luôn trong trạng thái bận rộn, họ tranh thủ thời gian mọi lúc mọi nơi để lướt web trên mobile, họ không rảnh để suy nghĩ và hiểu thấu đáo các ý bạn muốn nói, họ có xu hướng bỏ qua những thứ phức tạp và rối rắm.
Vì vậy, hãy cố gắng cô đọng từ ngữ ở các mục để gói thông điệp một cách nhỏ gọn và đẹp đẽ nhất khi cho nó xuất hiện trước các “thượng đế”. Chẳng hạn, với một website du lịch, thay vì để mục: tour du lịch trong nước, tour du lịch nước ngoài, khách sạn, kinh nghiệm du lịch bụi… thì hãy cô đọng chúng bằng các từ ngữ như: Đi đâu, Ăn gì, Phượt… để giao diện web trông gọn gàng, sạch sẽ và súc tích hơn.

2. Call to action luôn nổi bật

Sau tất cả những thông tin bạn đưa ra trên website thì điều cuối cùng bạn muốn thu lại là gì? Chắc chắn đó là thu về các chuyển đổi (đơn hàng, thông tin đăng kí…). Vì vậy lời kêu gọi hành động phải được xuất hiện ở vị trí trang trọng và nổi bật nhất. Lưu ý là nối bật chứ không phải làm lố bạn nhé! Thử tưởng tượng nút kêu gọi hành động nằm chềnh ềnh với diện tích gần bằng cái màn hình mobile thì trông giao diện web xấu tới cỡ nào.

Các chuyên gia thiết kế web luôn khuyên rằng, thay vì đầu tư vào diện tích, bạn hãy chú trọng vào màu sắc nút chuyển đổi để thu hút sự chú ý của khách hàng. Chỉ cần một nút call to action vừa vặn đặt đầu ngón tay cái với màu sắc nổi bật là bạn đã khiến khách hàng phải lưu tâm. Bạn có thể dùng các màu nổi bật, gây hứng thú cho người đọc như: đỏ, xanh lá cây, xanh lam… hoặc sử dụng các cặp màu có độ tương phản cao như đỏ – trắng, trắng – đen hay phối hợp sáng – tối cũng là giải pháp tối ưu cho nút kêu gọi hành động.

3. Đừng bao giờ để quảng cáo xuất hiện chằng chịt trên giao diện mobile

Mục đích của banner quảng cáo trên website chính của doanh nghiệp là giới thiệu sản phẩm mới và các chính sách ưu đãi, giảm giá đặc biệt nhằm kích thích mua sắm nhưng nó cũng vô tình khoác cho trang web những chiếc áo khá lòe loẹt, chắp vá. Bởi thường thì màu banner có độ tương phản cao với màu chủ đạo của trang web (những cặp màu càng có độ tương phản cao hì càng dễ gây sự chú ý) mà giao diện website trên mobile thì rất nhỏ, nó quá chật chội để bạn nhồi nhét các banner.

Nhìn chung thì doanh nghiệp nào mà chẳng muốn khoe những điều hay, điều tốt, chính sách hấp dẫn riêng có của mình nhưng xin đừng bức bách giao diện mobile. Hãy khoe những thứ bạn có trên giao diện PC (vì nó đủ rộng để chứa banner) và khoe những thứ cần khoe trên giao diện mobile. Nghĩa là bạn phải luôn chắt lọc banner. Banner quảng cáo nào thực sự độc đáo, thực sự là number one mới đặt ởcác góc nhỏ trên giao diện mobile hoặc cuối mỗi bài viết. 1-2 banner thôi được rồi. Ít nhưng mà chất. Quan trọng là sau banner quảng cáo, bạn còn chừa một vài khoảng hở cho mắt khách hàng “thở” để còn tiếp tục đọc thông tin của bạn chứ!

4. Luôn giúp khách hàng quay lại trang chủ một cách dễ dàng

 

Trang chủ website là bộ mặt của cả thương hiệu. Nó chứa đựng các đường link bài viết quan trọng, nổi bật, nó cung cấp cái nhìn toàn diện về bố cục, màu sắc, bộ nhận diện thương hiệu… Vì vậy, dù khách hàng đang lang thang ở bất kì bài viết nào trong website đi chăng nữa thì doanh nghiệp cũng phải luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng có dịp nhìn lại “mặt tiền” của website, để nhớ bạn và đọc website của bạn nhiều hơn.

Nếu như với giao diện web trên PC, bạn có nhiều chỗ để chèn link liên kết về trang chủ thì trên giao diện mobile, bạn có thể trực tiếp nhắc khách hàng quay lại trang chủ bằng các cụm Auchor text và đừng quên gắn link trang chủ vào logo website đấy nhé!
Nếu bạn có điều gì thắc mắc hoặc muốn chia sẻ về các nguyên tắc nâng tầm giao diện mobile thì hãy chia sẻ với chúng tôi qua hotline… hoặc email … nhé!

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra câu trả lời cho vấn đề của bạn!