Những kinh nghiệm kinh doanh trong 1.5 năm đầu

Startup đi như thế nào trong 1.5 năm đầu để không vấp ngã, những kinh nghiệm thực chiến trong phần này, mở ra phương hướng tránh khỏi những cái bẫy trong cuộc chiến khốc liệt giữa những “Con hổ đen”.

Cơ hội để giàu có chia đều cho mỗi người, bạn chưa giàu chỉ là vì tạm thời bạn chưa hành động. Nếu bắt tay làm, hành động sao cho đúng.

1, Năm đầu là năm khó khăn nhất- và đôi khi bạn sẽ quên hết sạch nền tảng, kinh nghiệm kinh doanh học hỏi ở đâu đó bị lãng quên vào quá khứ.

Chúng ta bắt buộc phải hy sinh thời gian ở bên bạn bè người thân, có thể sẽ phải giật mình tỉnh giấc vào lúc 3 giờ sáng rồi bắt đầu lún sâu vào sự ngờ vực, bạn có thể sẽ phải chong đèn chiến đấu suốt đêm, vô cùng tin tưởng vào những gì mà mình sắp phát minh sẽ ảnh hưởng tới toàn thế giới.

Tuy là khó nhưng nếu bạn thành công sáng lập ra một doanh nghiệp bạn sẽ nhận được sự đền đáp vô cùng vô tận. Khởi nghiệp làm sao mà lại không khó được chứ?

Mỗi ngày chúng ta đều phải lắng nghe ý kiến của người khác, họ là những người ngoài cuộc họ thích sản phẩm của chúng ta, có những lúc chúng ta phát minh ra một phiên bản sản phẩm mới chỉ vì một mục đích duy nhất. Những gì mà tôi học được trong 1 năm khởi nghiệp nhiều hơn những gì mà tôi vốn đã có được trong suốt 5 năm qua.

Cả quá trình khởi nghiệp kinh doanh nó giống như ngồi xe đi trên núi vậy, không ngừng không nghỉ trong vòng luân hồi của sự hân hoan, đau khổ và mãn nguyện. Nhiều khi tất cả những trạng thái cảm xúc này như cùng ùa về một lúc.

Bởi vậy tôi quyết định viết lên những điều này để các bạn có thể hiểu được những câu chuyện phía sau của doanh nghiệp để thấu hiểu bộ mặt thật của nó. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn về những câu chuyện khó khăn nhất, về 12 điều kinh nghiệm quan trọng mà tôi đã học được trong năm đầu tiên của quá trình khởi nghiệp, cụ thể như sau:

2, Đánh giá hiện trạng

Tôi thường tự hỏi mình một câu hỏi: “Nếu trong cùng một khoảng thời gian nào đó áp dụng những cách làm trái ngược nhau thì sẽ như thế nào?”. Câu hỏi này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ 2 vấn đề:

  • Phương pháp truyền thống có phải là phương pháp tốt nhất không? Sở dĩ áp dụng các phương pháp truyền thống là bởi tất cả mọi người đều luôn làm như vậy.
  • Hạn chế thời gian có thể giúp chúng ta để lại lối thoát. Bạn có thể tự kiểm tra những lý luận của mình, khi suy nghĩ không cần phải đi quá xa.

Sau khi khởi động ý tưởng kinh doanh, chúng ta không thể biết nó sẽ chuyển đổi thành một mô hình mới, bởi vậy nếu không đánh giá hiện trạng Công ty sẽ không thể tồn tại. Tôi chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh này, hy vọng rằng mang theo bên mình hành trình kinh doanh sau này. Kết thúc 1.5 năm đầu, nếu bạn vẫn còn tồn tại trên thị trường, hãy đọc lại những kinh nghiệm trong kinh doanh buôn bán này của tôi.

Gạt chuyện nhỏ sang một bên

Trong quá trình sáng lập doanh nghiệp thường sẽ phát sinh các vấn đề. Xin hãy lưu ý rằng hầu như tất cả mọi việc đều có thể phát sinh sai xót. Không sao cả chỉ cần đứng vững chân “ngày mai trời lại sáng” bạn sẽ tìm được cách để giải quyết vấn đề thôi. Chức trách của bạn trên thế gới này là dập lửa, dập lửa và dập lửa, sau cùng bạn sẽ học điều một điều: “Bỏ qua chuyện nhỏ để chú tâm vào chuyện lớn”

3, Đừng nghĩ tới việc trở thành một đứa trẻ được mọi người yêu mến

Khi chúng ta ngày càng trưởng thành, ai cũng muốn trở thành một đứa trẻ được mọi người quý mến. Cậu này hay cô này có rất nhiều bạn bè ai ai cũng thích. Tôi cho rằng, doanh nghiệp không nên như vậy, ít nhất là chúng ta không thể như vậy.

Với kinh nghiệm kinh doanh online, và kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh trong những năm, tôi khuyên bạn, vào giai đoạn đầu khởi nghiệp chúng ta nhất định phải xác định được vị trí của mình trên thị trường. Từ góc độ giá cả, chúng ta đều biết rằng các sản phẩm trên thị trường đều tương đối đắt đỏ, thậm chí là quá đắt. Vậy thì phải làm sao? Có thể chọn lựa một số loại công cụ rẻ tiền hơn để thay thế nhưng những loại công cụ này hoặc là chất lượng kém hoặc là kết quả không khả quan.

Chúng ta đều hy vọng mình có thể trở thành thương hiệu chất lượng cao nhưng đồng thời chi phí phải thấp. Sau khi có được định hướng, chúng ta sẽ phân biệt rõ ràng mình và những khu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ miễn phí hoặc giá rẻ. Vẫn có một số người tình nguyện bỏ ra cả nghìn đô chỉ để có được môi trường học tập chuyên sâu nhưng họ cũng sẽ không phải là trọng điểm của chúng ta.

Hai phương án học tập trên đều mang tính khả dụng thế nhưng chúng ta không thể làm như vậy được.

4, Không có ai quan tâm bạn đang kinh doanh thứ gì đâu

Ngẫm lại kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh xương máu của tôi, tôi thấy yêu mẹ của mình hơn bất kỳ ai. Điểm này cần được nhấn mạnh thêm một lần nữa. Ngoài người mẹ yêu thương bạn ra không còn ai quan tâm bạn đang kinh doanh thứ gì, họ chỉ quan tâm tới vấn đề của họ và việc bạn có thể giải quyết được vấn đề gì cho họ.

Thời kỳ đầu khởi nghiệp, chúng ta thường mắc phải sai lầm khi lựa chọn phương án giải quyết. Chúng tôi tung sản phẩm ra thị trường nhưng không có ai tình nguyện lắng nghe. Sau đó chúng tôi nói với mọi người nguyên nhân sáng lập

Công ty, nói về những trải nghiệm trong thời kỳ đầu khởi nghiệp, giải thích về tâm nguyện đầu tiên khi khởi nghiệp, nói cho họ vì sao phương án giải quyết trước mắt lại vô tác dụng và tại sao sản phẩm mà chúng tôi cung cấp sẽ khiến người dùng phấn khích và sẽ thắp sáng ngọn lửa nhiệt huyết trong lòng họ.

Chúng tôi thường rất ít khi nói về việc chúng tôi kinh doanh thứ gì mà chỉ thường nói cho khách hàng biết tại sao chúng tôi lại làm như vậy.

5, Phức tạp là sát thủ của doanh nghiệp và hòa bình

Trong cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta, có rất nhiều thứ quá phức tạp không cần thiết. Sở dĩ chúng ta thêm từng tầng từng lớp khiến sự việc thêm phức tạp chủ yếu là do chúng ta cho rằng phương pháp giải quyết vấn đề cũng phải phức tạp.

Khởi nghiệp kinh doanh không phải như thế, bằng cách không ngừng học hỏi chúng ta biết được rằng sự thật của sự thật thì khởi nghiệp đơn giản hơn. Nếu như bạn ép mình lùi lại một bước rồi xem xét lại toàn bộ kế hoạch bạn sẽ phát hiện ra rằng phương pháp giải quyết đơn giản nhất sẽ luôn luôn là tốt nhất, càng đơn giản hóa bạn càng kiếm được nhiều tiền.

6, mình thoát ly khỏi công việc

Khi bạn toàn tâm toàn ý vùi đầu vào một công việc nào đó bạn sẽ bị mê hoặc bởi những gì mà mình đang làm. Michael E. Gerber tác giả của cuốn “E-Myth” cho rằng: “Khi bạn cần phải xử lý vấn đề nghiệp vụ nào đó bạn mới phải đến công ty làm việc.

Có lúc tôi cũng bị mê hoặc, muốn doanh nghiệp lớn mạnh lên bạn phải chiêu mộ được những người thông minh, có năng lực hơn bạn để họ làm thay bạn. Hay nói một cách khác là bạn phải để mình không ngừng thoát ly khỏi công việc.

7, Làm thể nào để bảo vệ được khuyết điểm

Về điểm này thì tôi học được rất nhiều kinh nghiệm từ Richard Branson. Ông cho rằng: “Thành lập doanh nghiệp giống như việc sinh tồn và mạo hiểm bên ngoài thiên nhiên hoang dã vậy, các doanh nghiệp bắt buộc phải luôn bảo vệ tốt điểm yếu của mình”. Thời điểm mà Richard Branson thành lập Virgin Airlines, ông đã ký thỏa thuận với Boeing.

Thỏa thuận quy định rằng nếu doanh nghiệp thất bại ông phải trả lại toàn bộ máy bay cho Boeing. Thỏa thuận này vào thời điểm đó chưa từng nghe thấy bao giờ nó giúp Richard Branson tránh được không ít rủi ro. Từ hàng trăm đô la Mỹ xuống còn mấy chục đô la Mỹ.

Trọng tâm của luận điểm này không phải là mạo hiểm một cách mù quáng mà là nói bạn cần phải biết tính toán rủi ro. Việc mạo hiểm một cách mù quáng sẽ khiến bạn sớm bước tới bờ vực của sự thất bại.

8, Ở lại trên đường xe chạy

Khi Oprah Winfrey (người dẫn chương trình truyền hình Mỹ) đang ở trên đỉnh cao, cô đã luôn không ngừng nhắc nhở đồng đội của mình phải chú ý tốc độ tiến lên chứ không phải chú ý tới cạnh tranh. Trong cuộc thi đua ngựa người ta thường thích nhìn những tay đua ở phía sau mình, phân tâm khiến bạn bị rớt lại mà một khi đã rớt lại thường rất dễ bỏ cuộc.

Đồng đội của chúng ta sẽ luôn nhắc nhở chúng ta phải luôn ở trên đường chạy. Hãy luôn quan tâm tới khách hàng chứ không phải là việc cạnh tranh.

9, Để tất cả hạ cánh bao gồm cả chính bản thân bạn

Có thành viên mới gia nhập nhóm chúng ta phải tiền hành quản lý đào tạo, đây là vấn đề phải luôn được ưu tiên. Chúng ta vẫn còn cách sự hoàn mỹ rất xa nữa, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể học được một số kinh nghiệm từ trong đó: “Để họ từ từ hạ cánh sẽ tốt hơn là việc quản lý họ chặt chẽ đến từng chi tiết nhỏ”.

“Hạ cánh” tức là cho phép nhân viên phạm sai lầm nhỏ sau đó nhanh chóng sửa đổi mà không ảnh hưởng nghiêm trọng tới công ty hoặc khách hàng. Dành ra khoảng không gian phạm lỗi sẽ giúp đội nhóm của bạn độc lập hơn, lớn mạnh hơn để mỗi thành viên trong nhóm đều có thể chịu trách nhiệm về công việc của mình.

 10, Tăng trừ giảm cộng

Tăng thêm vốn, tài nguyên, sự độc đáo thường không thể giải quyết được vấn đề. Khi thành lập công ty tiền và tài nguyên thường không bao giờ đủ nhưng chúng ta lại không thiếu ý tưởng sáng tạo. “Ít là nhiều” đây là một kỹ năng giúp bạn tiến bước lên phía trước.

“Ít là nhiều” sớm đã trở thành một ý niệm giá trị trọng tâm của công ty Công ty. Thà rằng ngồi liệt kê danh sách những việc không cần làm còn hơn là liệt kê những việc cần phải làm, bởi những việc cần phải làm không bao giờ hết được.

11, Chỉ quan tâm tới những việc mà bạn có thể kiểm soát được

Có một số việc chúng ta có thể thay đổi được nhưng lại có một số việc chúng ta không thể thay đổi được, chúng ta luôn bị cuốn vào những việc có thể thay đổi, còn những việc không thể thay đổi chúng ta lại không thể kiểm soát được chúng.

Điều đáng tiếc là những điều xấu thường bắt nguồn từ những việc nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta…Chán nản hay oán hận cũng không khiến sự việc trở nên tốt hơn được.

Chính vì lẽ đó mà chúng ta cần phải bỏ ít thời gian hơn vào những nhân tốt bên ngoài như đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Chúng ta nên giành nhiều thời gian vào những nhân tố bên trong như làm thế nào để vừa lòng khách hàng.

12, Sẽ không trở nên dễ dàng

Khi doanh thu của chúng ta được…..USD.

-Khi nhân viên trong công ty đạt mốc…..người.

-Khi doanh nghiệp của chúng ta đã hoạt động được 5 năm…

Khi ấy mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tôi đã từng nói chuyện với nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư kinh doanh nổi tiếng, họ đã từng thành lập 9 thậm chí là 10 doanh nghiệp, họ nói với tôi rằng: “Mọi việc sẽ không bao giờ trở nên dễ dàng hơn”.

Số lượng nhân viên tăng lên đồng nghĩa với việc bạn phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, phải quản lý nhiều nhân viên hơn.

Nếu như doanh nghiệp đã hoạt động 5-10 năm đồng nghĩa với việc cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn, ngoài ra cần phải né tránh những vấn đề khủng hoảng về kinh kế và phải không ngừng sáng tạo mới.

Tóm lại, khởi nghiệp kinh doanh sẽ không nghiễm nhiên bừng sáng vào mỗi ban sớm. Thế nhưng không cần phải quá lo lắng bởi chúng ta có thể chuẩn bị trước để đối mặt với khó khăn đây mới là vấn đề then chốt.

Sự đền đáp đang ở phía trước đợi chúng ta đến gặt hái. Khởi nghiệp cần phải nhìn xa trông rộng. Vào một ngày không xa, bạn cũng sẽ ngồi trước 1 chiếc máy tính và viết ra những kinh nghiệm kinh doanh thực chiến từ chính hành trình của bạn. Hãy gửi những kinh nghiệm và chia sẻ với chúng tôi