Sản phẩm của bạn rõ ràng đã tốt, nhưng tại sao không bán được (và lời đáp)

Khi thiết kế sản phẩm, cái mà chúng ta thiết kế sẽ không phải là bản thân sản phẩm mà sẽ là một loạt các phương án giải quyết về nhiều nhu cầu sử dụng sản phẩm khác nhau.

Cũng chính vì lý do đó mà trong lộ trình thay đổi sản phẩm sẽ theo lối tư duy đó là: đưa ra phương án giải quyết dựa trên các nhu cầu, thị hiếu sử dụng khác nhau chứ không phải chỉ tập trung vào việc thay đổi tính năng và công nghệ sản phẩm.

Sản phẩm là dùng để giải nhu cầu thị trường

Lấy một ví dụ đơn giản như thế này, nếu như cho bạn cơ hội được tối ưu hoá sản phẩm điện thoại NOKIA vào 10 năm trước thì bạn sẽ làm như thế nào? Giờ đây chúng đã đều biết rõ rằng, định hướng phát triển sản phẩm đúng đắn đó chính là thông minh hoá chứ không phải là bền hoá nữa. Bởi điện thoại thông minh mới đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thoại cũng như thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Bạn có thể thông qua các APP để thoả mãn các nhu cầu khác nhau. Còn độ bền lại không có sự trợ giúp gì nhiều trong việc thoải mãn nhu cầu sử dụng điện thoại hiện tại của bạn.

Phần cứng hoàn hảo không thể đáp ứng được nhu cầu của khác hàng, chỉ có phương án giải quyết nhu cầu hoàn hảo mới có thể đáp ứng được.

Lấy thêm một ví dụ thực tế nổi tiếng khác đó là ví dụ về “milkshake mistake” của McDonald’s

Nhiều năm trước, McDonald’s đã từng hy vọng có thể gia tăng mức tiêu thụ sữa lắc trong cửa hàng, vậy nên họ đã thử rất nhiều cách nhằm cải tiến sản phẩm như tăng thêm nhiều loại khẩu vị, làm mới cách pha chế sữa lắc, thậm chí còn tung ra tuyệt chiêu “giảm giá khuyến mãi”.

Thế nhưng điều khiến tất cả mọi người đều hết sức ngạc nhiên đó là, cho dù có giảm giá khuyến mãi nhưng lượng tiêu thụ cũng như lợi nhuận không hề có sự tăng trưởng rõ rệt. Điều này trái ngược hẳn so với quy tắc thương mại thông thường. Bởi vậy McDonald’s quyết định nhờ một nhóm nghiên cứu tới để giải quyết vấn đề về lượng tiêu thụ sữa lắc. Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp hết sức củ chuối đó là ngồi và quan sát người mua hàng và phát hiện ra một vấn đề thực tế về nhu cầu, thị hiếu sử dụng của khách hàng.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, đa số sữa lắc đều được bán vào buổi sáng, hơn nữa người mua sữa lắc đại đa số đều đi một mình. Sau khi mua sữa hầu như họ đều mang lên xe và đi. Sau khi trao đổi tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thì ra sữa lắc là loại bữa sáng rất phù hợp với những người thường xuyên phải tự mình lái xe đi làm. Nó không giống như chuối ăn nhanh, tiêu hóa nhanh và đói nhanh, nó cũng không giống như xúc xích, nhiều dầu mỡ không tiện cầm tay. Hơn nữa sữa lắc còn rất thích hợp trong việc giết quãng thời gian vô vị khi lái xe.

Thì ra nhu cầu sử dụng chủ yếu của sữa lắc là thời gian lái xe buổi sáng. Vừa là bữa sáng vừa có thể bù đắp lại quãng thời gian lái xe vô vị như khi đợi đèn đỏ…Bởi vậy nên dù McDonald’s có cung cấp sữa lắc với giá rẻ bất ngờ, khẩu vị đa dạng phong phú nhưng lại không tối ưu hóa sản phẩm dựa trên thị hiếu của người tiêu dùng, thì lượng bán cũng sẽ không thể tăng lên một cách rõ rệt được.

Sau đó, phương án giải quyết của McDonald’s đó là tăng thêm độ dính của sữa lắc khiến thời gian hút sữa sẽ kéo dài hơn một chút. Ngoài ra họ còn trộn thêm hoa quả vào trong sữa, tạo cảm giác bất ngờ cho những người lái xe khi dừng lại đợi đèn đỏ và thưởng thức một ngụm sữa lắc. Những sự tối ưu hóa sản phẩm dường như rất nhỏ bé này lại giúp lượng tiêu thụ sữa lắc gia tăng đột biến.

Bởi vậy, khi xem xét về vấn đề sản phẩm chúng ta cần phải thoát ly khỏi công dụng của bản thân sản phẩm. Hãy đặt sản phẩm vào nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Trên thực tế mỗi loại sản phẩm đều chỉ là một loại công cụ, một loại công cụ giúp khách hàng hoàn thành hoặc thoả mãn một nhu cầu nào đó.

Tất cả mọi thiết kế sản phẩm đều nên xoay quanh nhu cầu thị trường

Chính vì bản thân sản phẩm chỉ là một thủ đoạn để giải quyết thị hiếu người dùng nên khi thiết kế sản phẩm chúng ta cần phải dự đoán trước nhu cầu thị trường, thị hiếu người dùng rồi mới tiến hành thiết kế. Điều này được thể hiện rất rõ trong thiết kế công nghiệp.

Dưới đây là một số ví dụ tương đối nổi tiếng trong thiết kế công nghiệp:

Chắc hẳn các bạn đã từng rất quen thuộc với loại máy nghe nhạc CD treo tường của Naoto Fukasawa, là một loại máy nghe nhạc CD không hề có chất lượng âm thanh xuất chúng nhưng nó lại luôn giữ được lượng tiêu thụ rất cao. Nguyên nhân là ở thiết kế công nghiệp của nó.

Naoto Fukasawa thiết kế máy nghe nhạc CD giống như một chiếc quạt gió, chỉ cần kéo nhẹ một cái là có thể nghe nhạc CD. Naoto Fukasawa gọi thiết kế của mình là “thiết kế vô thức”, tức là chuyển hoá những hành động vô thức thành những đồ vật mà bạn có thể nhìn thấy, sờ thấy. “Hành động vô thức” chính là các loại nhu cầu cơ bản trong thị hiếu người dùng.

Nghe nhạc cần phải thả lỏng cơ thể để thưởng thức âm nhạc, việc nâng cao độ nhạy cảm của các giác quan trên cơ thể người trở thành điểm xuất phát trong việc thiết kế sản phẩm. Máy nghe nhạc CD có thiết kế bên ngoài giống như một chiếc quạt gió, khi kéo công tắc khởi động máy, chúng ta hầu như sẽ hy vọng rằng có gió thổi ra từ trong đó. Giác quan của chúng ta sẽ càng nhạy cảm hơn so với lúc bình thường, sau đó, âm nhạc sẽ giống như những làn gió bay bổng tuôn ra từ chiếc máy CD.

Ngoài ra, chúng ta hãy cùng nhau xem thêm thiết kế túi trà của Naoto Fukasawa trong triển lãm re-design

Một trong những phương án thiết kế đó là phần trên đầu của túi trà có thêm một chiếc vòng tròn màu tối.

Chiếc vòng tròn màu tối này không chỉ có tác dụng thực tiễn đó là giúp khoá kín túi trà khi đóng gói, mà quan trọng hơn cả đó là chiếc vòng tròn màu tối này giúp khách hàng có thể hoàn thành công việc pha trà một cách có hiệu quả.

Pha trà như thế nào mới là tốt nhất? Màu sắc của chiếc vòng tròn không hề đưa ra một đáp án trả lời chính xác cho người sử dụng, không hề nói là phải pha trà cho tới khi có màu như chiếc vòng mới là ngon nhất mà tất cả đều do người sử dụng tự phán đoán. Thế nhưng màu sắc của vòng tròn lại có mối liên quan tới thời gian pha trà, giúp người dùng giải quyết được vấn đề tình huống.

“Pha trà cho tới khi nào nó có màu sắc nhạt hơn chiếc vòng tròn là được” hay “Pha trà cho tới khi nào nó có màu sắc đậm hơn chiếc vòng tròn là được”, điều này khiến cho bản thân chiếc vòng trở thành công cụ giải quyết tình huống có hiệu quả.

Tiểu kết

Sản phẩm chính là những phương án giải quyết dựa trên nhu cầu của thị trường và thị hiếu của người sử dụng. Cho dù là quy hoạch định hướng phát triển hay là thiết kế sản phẩm thì đều phải suy nghĩ xem xét đứng trên góc độ nhu cầu thị trường và nhu cầu của người sử dụng. Nếu không cho dù sản phẩm của bạn có tính năng đệ nhất thiên hạ, vẫn sẽ không có người mua.