Sự khác biệt giữa khởi nghiệp và kinh doanh những sự thật không ai nói bạn biết

Nguồn Internet

Khởi nghiệp và kinh doanh là gì? Liệu có giống nhau hay không? Cái nào thì nên làm cái nào không nên. Có rất nhiều đang nhầm lẫn giữa hai chủ đề trên và gộp chung thành một mà vô hình chung làm lệch lạc hướng phát triển cũng như quyết định làm một cái gì đó. Đặt lên bàn so sánh sẽ cho bạn thấy những sự thật rõ ràng.

Khởi nghiệp là gì? Khởi nghiệp hỏi nôm na là đầu tư vào một con lợn mà không biết liệu có đem lại lợi ích gì không? Thua lỗ hãy sẽ đem lại lợi nhuận, sinh lời và phát triển. Không biết những vẫn đầu tư và đổ tiền bạc, của cải, vật chất vào để khởi nghiệp.

Một khi bạn muốn khởi nghiệp tức là bạn bắt đầu tập tành trở thành ông chủ, tập làm một người dẫn đầu và điều chỉnh, kiểm tra và làm tất cả, kiêm cả là người làm, người thu chi, kế toán, tư vấn…

Kinh doanh là gì? Là không đầu tư vào con lợn và chờ kết quả mà là buôn bán thịt lợn đem lại lợi ích nhanh chóng ngay trước mắt, có thể phụ thuộc vào lò mổ heo, vào người mua, người bán kế bên… Nhưng liệu có phát triển mạnh mẽ, sinh lời và có cơ hội thắng lớn hay không thì còn tùy vào rất nhiều yếu tố.

Kinh doanh là dựa vào những lỗ hở, những nhu cầu, rắc rối mà mọi người đang gặp phải và họ nhảy vào tạo cầu nối, đem lại lợi ích giá trị cho nhu cầu người khách hàng, cho xã hội và họ kiếm lời trên chính những vấn đề đó.

Những lỗ hổng càng lớn, nhu cầu càng cao. Bạn đưa ra giải pháp càng nhanh, càng tiện lợi cho người sử dụng thì bạn thắng to. Tuy nhiên lại là phụ thuộc. Được gọi là “an toàn” để tạo ra cơ hội thành công nắm giữ mọi thứ.

Vậy nên kinh doanh hay khởi nghiệp?

Kinh doanh thì khi bạn có ít vốn, bạn sợ rủi ro, hay bạn giỏi ở một lĩnh vực giải quyết vấn đề thay vì tự lực cánh sinh. Có thể nói kinh doanh nó không có tầm nhìn xa và “mạo hiểm” như khởi nghiệp.

Mà càng “mạo hiểm” thì khả năng trở thành ông chủ càng cao. Khởi nghiệp là bạn chịu đánh đổi, chịu vứt bỏ vài trăm triệu, vứt bỏ vài năm tuổi trẻ để tập trung khởi nghiệp một lĩnh vực nào đó bạn cho là có khả năng. Thì rồi bạn sẽ nhận lại thành quả thay vì tự mình quản lý tất cả. Thì khi con lợn sinh con, sau đó nhân giống, bán đi kiếm lời, rồi tạo ra những lò mồ, cấp giống… Lúc đó bạn chỉ việc thuê công nhân làm thay cho tất cả.

Lúc đó những người kinh doanh sẽ xuất hiện. Họ trở thành trùm trong việc nắm bắt khe hở để ngoi lên kiếm tiền hợp pháp và cũng sẽ thành công. Nhưng đó là khi họ nhìn nhận, phán xét, đưa điều kiện đủ, cần thì họ mới quyết định bỏ tiền để kinh doanh với số vốn có khi chưa bằng 1/100 người khởi nghiệp phải bỏ ra.

Có rất nhiều người khởi nghiệp họ trắng tay rồi làm nên rồi lại trắng tay, họ thay đổi, họ nhìn nhận, chuyển hướng và rồi họ có cho mình một chút gì đó. Không nhiều. Sau đó lại chuyển mình và tìm ra đường đi riêng và trở thành những ông chủ “khét tiếng”. Đó là thành quả của những người khởi nghiệp. Họ có mất mát, có đánh đổi và chịu đựng vì họ nhìn thấy được tương lai những giá trị họ tạo ra sẽ là trị giá.

Sự thật ở đây là gì?

Là người kinh doanh thì nhiều mà người khởi nghiệp thì ít. Vì họ chán nản và thất bại khi con lợn nuôi lớn rồi nhưng mất giá, thua lỗ, họ bỏ đi thay vào đó là nuôi bò. Sau đó nếu bò mất giá thì sao? Giá lợn lại lên? Họ lại nuôi lợn và bỏ đi nuôi bò. Chính vì thế mà những người kinh doanh họ chọn an toàn.

Người kinh doanh họ thấy cái lợi ngay trước mắt và nhảy vào làm nhưng tuyệt nhiên an toàn thì chẳng tạo ra cơ hội.

Vậy tại sao không vừa là người kinh doanh và vừa khởi nghiệp?

Nghĩa là với những người không có vốn, tại sao họ không kinh doanh thịt lợn để lấy vốn nuôi lợn?

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là khi có tiền đều đều từ kinh doanh thịt lợn rồi. Liệu bạn có đủ khát khao để mất hết và khởi nghiệp hay không? Vì bạn có sự an toàn nên bạn sẽ yên vị ngồi đó chứ không quyết tâm. Nghĩa là nếu chỉ khởi nghiệp bạn phải luôn nói với bản thân phải làm cho được, “nếu không khởi nghiệp thì sẽ lại về số 0 mà không có gì thay đổi cả?”

Sự an toàn sẽ giết chết tất cả, từ ý chí, tâm lý, tiền bạc lẫn công sức. Vậy nên hãy làm một cái cho chắc chắn trước khi lựa chọn. Chấp nhận và đánh đổi để thành công.