Thậm chí cửa hàng sale off đến 70% trong 1 tháng mà vẫn kinh doanh bình thường. Nếu sau này bạn cũng giảm giá 50%, liệu bạn có thể tồn tại không. Làm thế nào để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định khi Sale off 50%.
Hay nói cách khác, làm thế nào để vừa giảm giá lại vừa có lợi nhuận, hoặc đạt được các lợi ích khác. Trong chủ đề này, OPP VIỆT NAM sẽ chỉ ra những cách thức về việc giảm giá ( Sale off) tới 50% hiện nay của các chủ shop hàng, để bạn có thể vận dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.
Tại con phố ở Hà Nội, cách đây khoảng nửa năm có 1 cửa hàng quần áo, mà OPP không nhớ rõ trên con phố nào. Nhưng đại khái OPP đã nhìn thấy 1 biển giảm giá bán tới 40% treo trước cửa hàng quần áo. Biển quảng cáo đó treo liên tục, rất lâu, không phải là vài ngày đâu ạ mà đến 2 tháng
Nhưng điều quan trọng OPP muốn nói, đó là con số Sale off 40% trong một khoảng thời gian dài. Thời gian đấy, OPP không có ý định viết chủ đề này. Đến sáng nay khi OPP đang ngồi đọc sách, bỗng nhớ đến sự kiện này, vì thế quyết định viết bài hướng dẫn độc giả.
Có nhiều vấn đề ẩn sâu sau sự kiện giảm giá 40%, 50%. Và mỗi vấn đề đó là một mánh khóe của người bán hàng, OPP gọi là các yếu tố khác nhau và đặt tên cho những yếu tố là “Thủ thật kinh doanh”.
Thủ thuật 1: Tăng số lượng giảm giá bán
Có một công thức đơn giản để tính toán lợi nhuận: (Giá bán 2 – Giá bán 1)*Số lượng = Lợi nhuận. Trong đó, Giá bán 1 là giá nhập đầu vào, Giá bán 2 là giá bán đầu ra của hàng hóa.
Đối với hoạt động kinh doanh hiện đại ngày nay. Người kinh doanh không tính lợi nhuận theo cách này, thay vào đó là những công thức tính toán lợi nhuận phức tạp hơn, các chuyên viên kế toán sẽ còn phải xem xét những hao tổn trong quá trình kinh doanh, những giá trị vô hình không nhìn thấy. Cuối cùng những chuyên viên kế toán mới cho ra một kết quả lợi nhuận cuối cùng.
Nhưng nếu xét về góc độ tổng thể để đi sâu vào hoạt động giảm giá bán tới 50%, chúng ta có thể sử dụng công thức (Giá bán 2 – Giá bán 1)*Số lượng = Lợi nhuận.
Giả sử bạn kinh doanh điện thoại di động. Bạn nhập điện thoại từ Nhật Bản với giá 2.000.000 VNĐ, mang về Việt Nam bán với giá 5.000.000 VNĐ, trong đợt hàng lần này bạn nhập tổng cộng 2000 chiếc điện thoại. Như vậy chúng ta có Lợi nhuận = (5.000.000-2.000.000)*2000 = 6 tỷ đồng.
Nhưng bây giờ khách hàng không muốn mua với giá 5.000.000 đồng nữa, họ muốn bạn giảm giá còn 4.000.000 đồng ( giảm 20% so với giá bán lúc trước) . Nhưng bạn vẫn muốn hưởng lợi nhuận 6 tỷ. Khi này bạn nảy sinh ra ý định sẽ nhập về số lượng nhiều hơn 2000 chiếc điện thoại. Sau quá trình đánh giá tình hình kinh doanh, cuối cùng bạn quyết định nhập về 1 số lượng điện thoại là 3000 chiếc.
Trong lần thứ 2 bạn sẽ có Lợi nhuận = (4.000.000-2.000.000)*3000= 6 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này bằng đúng với lần thứ nhất. Như vậy trong lần thứ 2 bạn đã thay đổi 2 yếu tố trong tính toán lợi nhuận nhưng tổng lợi nhuận không thay đổi đó là giảm giá bán đầu ra, nhưng tăng số lượng.
Nếu làm theo cách này, cho dù bạn giảm giá tới 50% thì lợi nhuận của bạn vẫn không giảm bớt. Chúng ta rút ra kết luận, Sale Off 50% chỉ là một thủ thuật để người bán hàng áp dụng trong hoạt động kinh doanh. Mục đích của hoạt động Sale Off vẫn là lợi nhuận không thay đổi, hoặc nếu giảm thì sẽ giảm không đáng kể. Thủ thuật này thường xuyên được áp dụng trong kinh doanh.
Thủ thuật 2: Giảm giá bán đồng thời giảm giá thành
Vẫn là công thức (Giá bán 2 – Giá bán 1)*Số lượng = Lợi nhuận. Nhưng bây giờ chúng ta sẽ giữ nguyên số lượng bán ra. Và chúng ta khiến cho hiệu số (Giá bán 2 – Giá bán 1) không thay đổi. Trước đó chúng ta đang bán điện thoại với giá 5.000.000 đồng, giá nhập bằng 2.000.000 đồng, và hiệu số bằng 3.000.000 đồng.
Bây giờ, bạn tiến hành giảm giá bán đầu ra 1.500.000 đồng, giảm giá thành 1.500.000 đồng. Công thức lợi nhuận của chúng ta sẽ là: [(5.000.000-1.500.000)-(3.000.000-1.500.000)]*2000= 6 tỷ đồng.
Như vậy, Lợi nhuận của chúng ta tiếp tục không thay đổi , cho dù bạn giảm giá 1.500.000 đồng ( 30%) so với với giá bán trên hiện trường. Tuy nhiên bạn sẽ phải làm 1 động tác, bạn cần phải gặp và thương lượng giá bán với nhà cung cấp điện thoại bên Nhật về giá nhập vào. Đối vấn đề này thì sẽ là 1 câu chuyện khác, nếu bạn muốn tìm hiểu cụ thể cách thương lượng với nhà cung cấp để hưởng giá tối ưu, Lương sẽ chia sẻ trong 1 chủ đề khác. Trong bài viết này Lương chỉ nói đến vấn đề Sale Off, để bạn có thể áp dụng hoạt động giảm giá, khuyến mại sau này.
Thủ thuật 3: Chiếm khách hàng của đối thủ
Sale Off ( giảm giá bán) không nhất thiết liên quan trực tiếp đến lợi nhuận. Hoạt động Sale 50% còn có thể với mục đích chiếm khách hàng của đối thủ. Điều này sẽ tác động gián tiếp đến cấu trúc lợi nhuận.
Trong thủ thuật này, đồng thời với giảm giá bán, sẽ có một lượng lớn khách hàng ở các nơi trên thị trường chú ý đến sản phẩm của bạn. Nhiều người trong số đó sẽ từ chối mua hàng của đối thủ, và chuyển qua mua hàng của bạn ( do được giảm giá thấp hơn). Điều này đồng nghĩa số lượng bán ra sẽ tăng lên, tức số lượng hàng hóa bán được nhiều hơn. Nghe đến đây, chúng ta lại quay trở lại thủ thuật thứ 1.
Bản chất vẫn là lợi nhuận, nhưng mục đích của Thủ thuật 1 và Thủ thuật 3 lại khác nhau. Trong Thủ thuật thứ 3 này, chúng ta tập trung đưa ra các chính sách đi kèm để chiếm khách hàng của đối thủ, khiến nền tảng đối thủ bị lung lay, nâng cao uy tín kinh doanh của chúng ta trên thị trường. Đây là Thủ thuật quan trọng thường được áp dụng khi 1 cửa hàng kinh doanh mới thâm nhập thị trường, hoặc khi công ty cũ tung ra sản phẩm mới.
Thủ thuật 4: Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Nếu chiến lược kinh doanh của bạn tập trung vào khách hàng bình dân, hoặc khách hàng không có nhu cầu thể hiện sự đẳng cấp. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng việc giảm giá bán để xây dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm, công ty.
Về vấn đề này, OPP muốn nói kỹ hơn để bạn nắm chắc mối liên hệ giữa việc giảm giá bán và hoạt động thương hiệu:
Trước tiên thương hiệu là 1 loại giá trị mà khi người tiêu dùng cảm nhận được loại giá trị này, họ sẽ biết chúng ta là ai, sản phẩm là gì. Ví dụ, khi nhắc đến điện thoại bàn Phím nhiều người sẽ liên tưởng đến điện thoại Nokia; hoặc khi nói đến bật lửa cao cấp, người ta không thể không nhắc đến Thương hiệu Zippo ( Mỹ); hoặc là nhắc đến Nữ hoàng nhạc Pop, người nghe nhạc trên thế giới sẽ nghĩ về Madonna…
Khi bạn thực hiện 1 chiến dịch Sale Off, đồng nghĩa bạn đang cố nói với khách hàng “ Chúng tôi có sản phẩm với chất lượng thứ 2, giá tốt thứ 2”, hoặc bạn có thể nói câu khác liên quan đến sản phẩm, triết lý kinh doanh… Tất cả hoạt động Sale Off đều hỗ trợ bạn quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm.
Do vậy, khi bạn thấy người khác Sale Off đến 50%, có thể họ sẽ không có lợi nhuận tuy nhiên hình ảnh thương hiệu sản phẩm lại được xây dựng. Đây là một lý do cũng được rất nhiều người kinh doanh áp dụng.
Thủ thuật 5: Xả hàng tồn kho
Lý do Sale Off để xả hàng tồn kho rất đơn thuần. Một vài ví dụ phổ biến có thể kể đến như: Nếu bạn đi siêu thị vào lúc sáng sớm giá thịt và rau củ có thể sẽ đắt, nhưng đến 8 giờ tối thì giá bán của một số mặt hàng thực phẩm trong siêu thị sẽ được niêm yết giá thấp hơn so với ban sáng sớm. Hoặc đến shop quần áo, một số người bán hàng chính trực, họ sẽ nói trực tiếp với bạn rằng “ Xả hàng nên giảm giá”.