6. SETT: Sett.com
Một nền tảng blog mới tập trung vào việc xây dựng sự tương tác của cộng đồng các blogger. Nền tảng này cho phép người đọc tìm kiếm những bài blog có nội dung tương tự của các blogger khác nhau và xây dựng cả những room “chat” trên trang cá nhân của mình để cho mọi người cùng thảo luận.
Ưu điểm: nhiều cơ hội để tìm kiếm được những người viết blog có cùng chung quan điểm, ý tưởng.
Khuyết điểm: do là một nền tảng mới nên SETT thiếu hụt nhiều tính năng vốn có trên các nền tảng khác.
Dự đoán: là một nền tảng khá hứa hẹn trong việc thu hút một cộng đồng những người cùng sở thích.
7. Facebook Notes: Facebook.com/notes
Facebook Notes là tính năng ghi chú được tích hợp trên Facebook, về cơ bản có thể xem nó như một nền tảng blog. Facebook Notes cho phép người viết blog tạo ra một bài viết với chèn hình ảnh, URL, khối trích dẫn,… Thiết kế của Facebook Notes được đánh giá là khá đơn giản.
Ưu điểm: có 1,1 tỷ người sử dụng Facbook mỗi tháng.
Khuyết điểm: có nhiều dịch vụ cung cấp cho việc viết blog chuyên nghiệp hơn Facebook. Không có những plugin phục vụ cho SEO hoặc các hỗ trợ nội dung về bài liên quan, nhóm bài viết cùng chủ đề.
Dự đoán: những người viết blog chuyên nghiệp sẽ ít thấy hứng thú với Facebook Notes vì nó quá đơn giản và dễ bị hòa lẫn vào những nội dung khác của Facebook.
8. Google+: Plus.google.com
Google+ cơ bản là một mạng xã hội và nó được hẫu thuận bởi gã khổng lồ Google. Tuy nhiên người dùng cũng có thể lợi dụng những tính năng của nó để biến trang Google+ của mình thành một blog cá nhân.
Ưu điểm: có một cộng đồng rộng lớn.
Nhược điểm: không phải là nền tảng blog chính thống nên hầu như rất ít tùy biến.
Dự đoán: Google+ chỉ thích hợp với một số người chứ không phải là lựa chọn của số đông cho việc viết blog.
9. Postach.io: Postach.io
Nền tảng này cho phép người dùng sử dụng ứng dụng ghi chú Evernote để chia sẻ nội dung. Không những vậy, nên tảng blog này còn tích hợp nhiều công cụ khác như công cụ bình luận Disqus, Google Analytics, cho phép tùy chỉnh tên miền,…
Dịch vụ hiện đang trong giai đoạn beta nhưng cũng cung cấp cho người dùng một số tính năng tùy biến.
Ưu điểm: dung lượng nhẹ và dễ cài đặt, sử dụng.
Khuyết điểm: còn ít tùy biến.
Dự đoán: việc tích hợp nhiều công cụ và những ứng dụng của bên thứ 3 như Evernote sẽ tạo thuận lợi cho việc ghi nhanh lại những suy nghĩ hoặc trình bày một bài viết đa phương tiện. Đây là một nền tảng nhiều triển vọng trong tương lai.
10. Quora: Quora.com
Các bài viết sử dụng nền tảng này sẽ được phân chia theo các thẻ nội dung giúp cộng đồng dễ dàng tìm kiếm những nội dung mà mình thích để tham gia bình luận.
Ưu điểm: Có một cộng đồng rộng lớn với nhiều nội dung được chia sẻ.
Khuyết điểm: thiếu tính cá nhân và sự “giản dị” thường thấy ở một blog cá nhân.
Dự đoán: Quora thích hợp cho những người có ảnh hưởng lớn trong xã hội như các doanh nhân, ca sĩ… để tạo kênh liên lạc cho mình với các fan hoặc những người quan tâm.
Đón xem “Ưu nhược điểm của 16 nền tảng blog tốt nhất hiện nay” – Phần cuối.