1. Doanh thu bình quân một người sử dụng (Average Revenue Per User – ARPU)
* Được tính bằng tổng doanh thu trong một khoảng thời gian chia cho tổng số lượng KH tích cực trong khoảng thời gian đó.
Doanh thu bình quân một người sử dụng là lượng doanh thu mà một người dùng tích cực ứng dụng của bạn tạo nên.
* Vậy có số liệu quan trọng nào cho chỉ số này không?
ARPU thay đổi đáng kể qua từng loại ứng dụng và mô hình doanh thu, khiến cho việc so sánh các chỉ số này trở nên khá vô nghĩa. Tuy nhiên, có một số khoảng ước lượng cho trò chơi dành cho điện thoại di động (cụ thể là 1.96 đô la vào cuối năm 2013) với nhiều hình thức thu nhập khác nhau.
Ngoại trừ những ứng dụng đủ giá trị để người dùng sẵn sàng trả phí subscription và những ứng dụng dẫn đầu với doanh thu hơn 50000 đô la mỗi tháng, chỉ số ARPU thông thường ở khoảng 0.04 đô la mỗi tháng hoặc 0.48 đô la mỗi năm
* Vậy tại sao chúng ta cần xem xét chỉ số này?
Một khi bạn đã tính được ARPU, bạn có thể sử dụng ARPU cùng với hai chỉ số khác sẽ được liệt kê trong bài này để tăng giá trị của ứng dụng điện thoại.
- Chi phí trên một người sử dụng trung thành (Cost Per Loyal User – CPLU): Khi kết hợp hai chỉ số này, bạn có thể xác định được ngân sách tối ưu cho chiến dịch mobile marketing của mình cũng như chi phí cho chạy quảng cáo. Hiển nhiên, ngân sách chi cho các chiến dịch marketing chỉ tối ưu khi ARPU lớn hơn CPLU, tức là doanh thu thu về từ một khách hàng phải lớn hơn chi phí tương đương.
- Mức độ lâu dài (Retention): Khi kết hợp với chỉ số này, ARPU được dùng để tính giá trị lâu dài của người dùng. Ví dụ: nếu ARPU là 0.10 đô la / tháng và tiếp tục như vậy trong 1 năm thì giá trị lâu dài của người dùng sẽ là 0.10 x 12 = 1.20$ / năm
2. Chi phí mỗi lần cài đặt (Cost Per Install – CPI) và chi phí trên một người sử dụng trung thành (CPLU)
* CPI được tính bằng chi phí cho quảng cáo chia cho số lượng cài đặt trong quá trình chạy quảng cáo.
CPLU được tính bằng chi phí quảng cáo chia cho số lượng người dùng trung thành mới do quảng cáo.
CPI đo chi phí mà bạn phải bỏ ra để một khách hàng có thể tải ứng dụng của bạn về thiết bị của họ khi họ nhìn thấy quảng cáo của bạn ( theo dõi số lần tải do quảng cáo hơn là số lần tải hữu cơ).
* Điều cần lưu ý là gì?
Theo chỉ số tháng 2/2015 của Fisku, một ứng dụng iOS trung bình có CPI là 1.28$ và CPLU là 2.80 đô la. Trung bình một ứng dụng Android có CPLU khoảng 1.51$. Tuy nhiên, cũng như với ARPU, những con số này chỉ mang tính tham khảo vì CPI và CPLU thay đổi theo từng loại ứng dụng và mô hình doanh thu.
* Tại sao chỉ số này quan trọng?
Như đã đề cập phía trên, CPI và CPLU được sử dụng tốt nhất khi kết hợp với ARPU để tính giá trị thu lại sau khi đầu tư cho kế hoạch marketing. Để kế hoạch marketing của bạn đạt hiệu quả, ARPU phải lớn hơn CPLU. Trong khi điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng chi phí, đối với mobile marketing, thường khó xác định rõ ràng, do đó những người marketer cần phải nắm vững hai chỉ số nói trên. Đối với ứng dụng trò chơi di động, trung bình một ứng dụng có ARPU khoảng 1.96 đô la và CPLU khoảng 2.73 đô la, nghĩa là ứng dụng loại này lỗ 0.77 đô để mang lại một người dùng từ quảng cáo.
3. Engagement
* Khác với những chỉ số nói trên, không có một định nghĩa hay công thức cụ thể cho Engagement. Engagement chỉ có thể được định nghĩa trong từng trường hợp ứng dụng cụ thể và từng trường hợp kế hoạch marketing cụ thể.
Do đó, engagement thường được nhắc tới với định nghĩa “việc mong muốn sử dụng ứng dụng điện thoại lâu hơn và thường xuyên hơn”. Engagement bản thân nó không phải một chỉ số, nhưng có nhiều chỉ số dễ hình dung hơn liên quan tới engagement thường được sử dụng như:
- Session length: thời gian một khách hàng dành cho ứng dụng của bạn trong một lần click
- Session interval: mức độ thường xuyên
- App screens per session: bao nhiêu phần của ứng dụng của bạn mà người dùng mở trong một session
- Conversion rates for events: phần trăm khách hàng hoàn thành các bước trong ứng dụng
- Interactions: tỉ lệ khách hàng được gửi tin nhắn và nhắc nhở, hoặc phần trăm khách hàng phản hồi
- Opt – ins: số lượng khách hàng đăng kí để nhận thêm thông báo
- Opt – outs: số lượng khách hàng muốn nhận ít thông báo hơn.
* Điều đáng lưu ý
Theo báo cáo tiếp thị trực tuyến năm 2014, trung bình 1 ứng dụng đạt được 39% lượng engagement trong tổng số khách hàng tích cực trong một tháng. Engagement ở đây là người dùng mở ứng dụng hơn 11 lần trong 30 ngày.
Tương tự, số liệu này thay đổi theo từng loại ứng dụng và mô hình doanh thu.
* Tại sao chỉ số này quan trọng:
Ngươi dùng tham gia (engaged customers) là tất cả đối với thành công của một ứng dụng. Những khách hàng này không chỉ có thể mang lại nhiều ý kiến đóng góp và cả sự tin yêu dưới dạng những review trên cửa hàng ứng dụng, họ còn có thể trở thành khách hàng trung thành và mang lại nhiều lợi nhuận nhất.
Kết hợp với ứng dụng như Google Analytics, những xu hướng mới và insights thực tiễn có thể được khám quá thông qua hành vi của người dùng: Engagemnet thay đổi thế nào theo thời gian? Hành động nào dẫn tới engagement cao hơn? Khách hàng của bạn tham gia ứng dụng của bạn trong bao lâu?
4. Tỉ lệ yêu thích
* Được tính bằng số lượng KH nói họ thích ứng dụng của bạn chia cho số lượng tin nhắn nhắc nhở đánh giá được gửi đi.
Chỉ số này được thể hiện bằng một câu hỏi khảo sát: Bạn có thích ứng dụng này không? Và khách hàng có 3 lựa chọn: Có, Không và Không quan tâm. Tỉ lệ yêu thích đo số câu trả lời Có.
* Có những số liệu nào quan trọng không?
Trong những năm qua, câu hỏi nói trên đã được hỏi với 63 triệu người dùng ĐTDĐ, với hàng nghìn ứng dụng khác nhau. Tỉ lệ yêu thích thu được vào khoảng 57.75%
* Tại sao chỉ số này quan trọng?
Tỉ lệ yêu thích là một trong những cách đơn giản và chính xác nhất để đo lường trải nghiệm của khách hàng. Những lời nhắc nhở đánh giá trải nghiệm thường rất ngắn gọn, không tốn nhiều công sức của người dùng nên dường như không khó để thu thập đánh giá từ phía người dùng. Chính vì vậy bạn có thể thu thập được ý kiến nhóm người dùng mẫu trong một khoảng thời gian ngắn.
Đối chiếu với việc ratings trên các cửa hàng ứng dụng (thường chỉ thu lại ít hơn 0.05% phản hồi từ phía khách hàng và thường bị ảnh hưởng bời ý kiến thiên vị của họ – do đó họ thường dành thời gian để ghi các nhận xét hơn), một điều rõ ràng rằng chỉ số Tỉ lệ yêu thích cung cấp nhiều thông tin hơn về trải nghiệm của khách hàng.
Tỉ lệ yêu thích cũng là một cách hiệu quả để đánh giá trải nghiệm của khách hàng đối với mỗi cập nhật mới. Hoặc love ratio cũng có thể được dùng để phân loại người dùng yêu thích ứng dụng và người dùng không hài lòng để có cách tiếp cận hợp lý.
5. Mức độ lâu dài (Retention)
Có hai công thức được áp dụng:
* Tổng mức độ sở hữu được tính bằng số lượng KH tích cực mỗi tháng chia cho số lượng KH cài đặt.
Mức độ sở hữu tức thì bằng số KH duy trì ứng dụng của bạn đến cuối khoảng thời gian khảo sát chia cho số lượng KH cài đặt ứng dụng vào đầu khoảng thời gian khảo sát.
Mức độ lâu dài dùng để đo tỉ lệ khách hàng bỏ cài đặt, hoặc bỏ đăng kí ứng dụng của bạn.
Việc tính toán chỉ số này phụ thuộc vào ứng dụng của bạn và kế hoạch mobile marketing của bạn. Trước khi tính, bạn cần xác định người dùng lâu dài: Là người đã dùng ứng dụng trong 30 ngày trở lại, hay là người dùng ứng dụng hằng ngày?
* Điều đáng lưu ý là gì
Nếu xác định những khách hàng cần đạt được thông tin là những ai sử dụng ứng dụng trong 1 tháng vừa qua, thì trung bình một ứng dụng di động chỉ giữ được 40% người dùng 30 ngày sau khi cài đặt và 4% sau một năm. Tuy nhiên chỉ số này thay đổi đáng kể theo từng loại ứng dụng.
* Tại sao chỉ số này quan trọng?
Biết được mức độ sở hữu cho bạn những thông tin cụ thể hơn về mức độ thành công của ứng dụng của bạn và cơ sở khách hàng hiện tại. Ứng dụng của bạn có thể có 100000 lượt tải về nhưng bao nhiêu người đang thực sự sử dụng chúng?
Trong khi chỉ số CPI và CPLU ngày càng tăng lên, những mobile marketer có thể lưu lại một số thông tin cực kì quan trọng khi chuyển từ xem xét chỉ số tải về sang chỏ số sở hữu trong khi đang thực hiện cùng một kế hoạch tăng trưởng.
Kết luận:
Hiểu được những chỉ số này cho phép bạn có thể kiểm soát được năm động lực thúc đẩy doanh thu từ ứng dụng của bạn:
- Tăng doanh thu bằng cách tạo ra nhiều giá trị hơn cho KH, nhờ đó tăng ARPU.
- Tăng lợi nhuận bằng cách giảm CPLU, bằng cách thiết kế nhiều chiến dịch marketing tập trung hơn và hiệu quả hơn.
- Tăng doanh thu bằng cách thu hút nhiều KH hơn, do đó tăng lượng khách hàng tích cực hàng tháng.
- Tăng doanh thu bằng cách tạo cảm tình cho KH với ứng dụng của bạn, với Tỉ lệ yêu thích ngày càng cao sau mỗi lần nâng cấp ứng dụng.
- Tăng lợi nhuận bằng cách thiết kế chiến dịch Marketing của bạn xung quanh mức độ retention thay vì mức độ tải về.