1. Chuẩn bị các quy trình và chính sách bán hàng
Một quy trình phổ biến của thương mại điện tử: Khách hàng mua hàng -> Hệ thống xử lý đơn hàng -> Thanh toán trực tuyến -> Kho xuất hàng -> Giao đến tay khách hàng.
Trước nhất, bạn cần chi tiết hoá ý tưởng website của mình. Không có quy trình và chính sách rõ ràng, bạn dễ vướng vào các rắc rối và thậm chí không xác định được website cần chạy như thế nào. Bạn phải phác thảo quy trình người mua chọn sản phẩm, cửa hàng xác nhận đơn hàng, giao hàng và thanh toán như thế nào.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên soạn thảo và công bố trên website những chính sách liên quan đến thanh toán, đổi trả hàng… Điều này nên thực hiện nhất là khi bạn bán sản phẩm về thời trang trẻ em. Một chính sách đổi trả hàng hoàn hảo cho hai bên sẽ giúp khách hàng yêu thích website của bạn hơn.
2. Chuẩn bị sản phẩm trên website
Sản phẩm được mô tả càng chi tiết khách hàng càng dễ chọn mua
Một website cần phải có sitemap, như một mục lục website bao gồm các loại sản phẩm và các sản phẩm. Một sitemap được quy hoạch tốt là khi khách hàng dễ dàng tìm đến sản phẩm mong muốn, không phải bối rối với những câu hỏi như liệu click vào Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh có tìm thấy tã em bé không…
Bạn cần xác định các sản phẩm đưa lên gồm có những thuộc tính gì, vì mỗi sản phẩm sẽ có những mô tả riêng. Ví dụ sản phẩm thời trang cần có thông tin thương hiệu, size, màu sắc… Trong khi đó, sản phẩm đồ chơi cần có thông tin xuất xứ, chất liệu…
Tương tự với các thuộc tính sản phẩm, bạn phải chuẩn bị hình chụp sản phẩm. Với hình thức mua bán online, hình ảnh vô cùng quan trọng và khi càng chi tiết, càng nhiều góc độ, khách hàng càng dễ lựa chọn hơn. Ví dụ, với quần áo trẻ em, bạn nên chụp mặt trước, mặt sau, chất liệu vải…
3. Chuẩn bị tài khoản ngân hàng & các loại giấy phép
Khi đã bước vào kinh doanh trên mạng, bạn cần chuẩn bị riêng một tài khoản ngân hàng chỉ dùng cho các giao diện trên website. Tài khoản này cũng sẽ là công cụ để bạn có thể kết nối với các cổng thanh toán như Banknet để người mua thanh toán trực tuyến.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên chuẩn bị đăng ký loại giấy phép kinh doanh trực tuyến để có thể “danh chính ngôn thuận” bán hàng. Việc đăng ký giấy phép kinh doanh không hề khó, chỉ cần bạn đọc kỹ thông tin và cung cấp các thông tin đầy đủ là có thể bắt đầu đăng ký ngay trên mạng.
4. Chọn nền tảng xây dựng website
Nền tảng OPP VIỆT NAM cung cấp đầy đủ cả giao diện lẫn hệ thống quản lý đơn hàng
Như xây một ngôi nhà cần một đội kiến trúc sư, thi công vững tay nghề để dựng nên, bạn xây website cũng cần một nền tảng hay công cụ để biến những ý tưởng làm website nên hình nên dạng. Nếu chưa đủ nhân lực về công nghệ, bạn hãy tận dụng những nền tảng, công cụ có sẵn như WordPress với Woocommerce hay OPP VIỆT NAM – một giải pháp bán hàng trực tuyến từ A – Z dành cho người kinh doanh Việt Nam.
Với những nền tảng sẵn có như OPP VIỆT NAM , nó cũng giải quyết những quy trình bán hàng căn bản nên bạn càng không phải lo lắng về việc quản lý đơn hàng. Chúng tôi đề xuất bạn nên tạo dựng website từ nền tảng OPP VN từ những lợi thế mang lại cho khách hàng.
5. Chọn tên miền và hosting
Xây nhà cần đất, xây website cần hosting. Nên nhớ, bạn muốn ở nhà vườn to thì sẽ chọn đất rộng, website cũng như vậy, nên tham khảo các đơn vị cung cấp giải pháp thương mại điện tử để được tư vấn hosting phù hợp với lượng đơn hàng dự kiến mỗi ngày.
Đừng quên chọn lấy một tên miền ưng ý, mang thương hiệu riêng của bạn. Tên miền dễ nhớ, gần gũi với mặt hàng mà bạn bán cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng ghi điểm vào tâm trí người dùng.