6 cách tăng Traffic tự nhiên (Organic) cho Website

Để có khách hàng, chủ website đã tìm mọi cách tăng traffic tự nhiên (Organic Traffic) cho website để giảm chi phí quảng cáo, tăng doanh thu bán hàng nhanh.
Xu hướng thương mại điện tử hoá với website bán hàng đã trở thành một phần tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của phần đông doanh nghiệp/ cá nhân trong mọi lĩnh vực. Giờ đây người mua chỉ cần một thao tác đơn giản là Google sản phẩm, thương hiệu,.. là đã có thể tìm được những gì mình muốn.
Để có khách hàng, chủ website đã không ngừng tìm mọi cách tăng traffic tự nhiên (organic traffic) cho website. Lượng truy cập tự nhiên được đánh giá cao vì không những nó mang lại kết quả tốt cho website khi các cỗ máy tìm kiếm dựa vào đó để xếp hạng trên bảng thứ tự trả về, mà nó còn đem lại lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ cùng những đơn hàng giá trị, tốn ít chi phí cũng như nhân lực.
Bài toán lúc này đặt ra là sau khi đã thiết kế website, cần làm những gì để có được lượt traffic tự nhiên ổn định đem lại doanh thu từ web?
1. Tham gia cộng đồng khách hàng
 
Đây được coi là biến thể của cách thức Marketing truyền thống. Thay vì bạn phải thăm dò thị trường, tham gia vào các cộng đồng khách hàng offline để quảng bá, giới thiệu sản phẩm như hội sinh viên, hội doanh nhân, các trung tâm.. thì nay bạn có thể truy cập và thảo luận cùng những nhóm đó tại các diễn đàn.
Ví dụ: Sản phẩm cho bà mẹ và bé có: webtretho, lamchame,.. Sản phẩm hàng điện tử có tinhte.vn, vnzoom, vozforum,.. Đối tượng sinh viên có sinhvienit,.. Hoặc các hội nhóm trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook có Cộng đồng nuôi dạy con thông minh, Cộng đồng iSocial,.. Những cộng đồng online này hoạt động hết sức sôi nổi và có sự tương tác đặc biệt lớn giữa các thành viên. Mảnh đất màu mỡ này được khai thác triệt để, nhằm kiếm sự tương tác giữa người dùng với website.
2. Email marketing
 
Khi bạn không có những phương tiện cần thiết để chia sẻ hay tham gia cách trên, hãy sắm cho mình một công cụ phát tán email chào hàng, giới thiệu sản phẩm.
Email Marketing cũng là bước không thể bỏ qua khi thực hiện các chiến dịch Digital Marketing của một doanh nghiệp.
Thời đại công nghệ số, mỗi người dùng vi tính đều sử dụng ít nhất 1 email và nó gần như là “xưa rồi Diễm” đối với dân văn phòng. Việc mở mail hàng ngày để kiểm tra thông tin là thói quen của phần đông người dùng, thậm chí khách hàng tiềm năng của một số ngành đặc thù có thói quen mở email nhiều gấp nhiều lần Facebook hay các mạng xã hội khác.
Nếu như bạn sử dụng tốt công cụ phát tán thông tin này, bạn sẽ có được một lượng truy cập ổn định và hoàn toàn tự nhiên.
3. Chia sẻ trên mạng xã hội
 
Như trên đã nói, việc tham gia các cộng đồng trong đó có cộng đồng Hội nhóm trên mạng xã hội Facebook là một cách tốt để quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lôi kéo lượng người truy cập bằng việc chia sẻ những sản phẩm, dịch vụ, bài viết hay lên facebook hay các mạng xã hội khác (Zing, GooglePlus,..).
Mạng xã hội là ảo, traffic là ảo, nhưng người sử dụng ở trên đó là thật. Khi chia sẻ trên đó bạn có cơ hội quảng bá sản phẩm của mình cho bạn bè, người thân, người lạ hoặc bất cứ ai có liên kết với bạn ở trên đó.
4. Viral video
 
Thống kê YouTube năm 2015 cho thấy Người Việt xem video nhiều thứ 10 trên thế giới. Trong sự kiện được Youtube tổ chức hồi tháng 10.2015, lượng xem video so với cùng thời điểm ở năm ngoái tại Việt Nam đã tăng trưởng đến 120%. Không chỉ có Youtube, các video ý nghĩa, mang tính truyền thông lan rộng cũng được cộng đồng Facebook chia sẻ và xem rất nhiều (trong số các video được chia sẻ trên facebook cũng có Youtube).
Nếu bạn có những ý tưởng đột phá tạo nên những Video thật sự ý nghĩa, thương hiệu của bạn được người xem (khách hàng tiềm năng) nhớ đến là điều dễ hiểu.
Nếu bạn không thể tạo ra những video lan toả, hãy sưu tầm những video ý nghĩa (nhưng chưa phủ rộng) và chia sẻ lại (reup), từ đó quảng bá luôn sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu,… bằng cách add vào description (Youtube), comment/ caption (Facebook). Sức lan toả của những video này sẽ kéo cho bạn những lượt chia sẻ và sự quan tâm đến người đã chia sẻ mà bạn không ngờ đấy.
5. Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm
SEO (Search Engine Optimation) là thuật ngữ được Google định nghĩa đầu tiên, nay được người làm web thật sự chú trọng. Một website bán hàng làm ra hẳn nhiên phải có được doanh thu từ nó.
Nếu bạn làm web bán hàng mà chỉ để ghi lên namecard thì tôi khuyên bạn nên làm web giá rẻ thôi, đừng nghĩ nó sẽ đem lại doanh thu to lớn cho bạn. Còn một khi bạn muốn người dùng tìm thấy mình và website đem lại lợi ích kinh doanh, hãy tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.
SEO là một quá trình gồm nhiều bước và nhiều công đoạn khác nhau, khi bạn thực hiện SEO có nghĩa là bạn đang làm cho web trở nên thân thiện, dễ sử dụng hơn với người dùng. Tối ưu hoá SEO trên Google giúp website xếp hạng cao hơn trên bảng tìm kiếm, từ đó được nhiều người nhìn thấy hơn và tăng lượng traffic tự nhiên.
6. Sử dụng các loại quảng cáo tính phí
Tiền không phải là tất cả, nhưng trong trường hợp này nó sẽ đem về cho bạn tất cả lượng traffic tự nhiên mà bạn muốn. Có nhiều kênh quảng cáo tính phí phổ biến hiện nay như Google Ads (Google AdWords, Remarketing, Youtube Ads…), Facebook Ads, Bing Ads,..
Hoặc tại Việt Nam bạn có thể treo banner quảng cáo hoặc viết bài quảng cáo tại những website có lượng truy cập cao (vnexpress, 24h, dantri,..). Các loại quảng cáo trả phí này là cần thiết, bởi khi mới làm website, điều dễ hiểu website đó sẽ không hề có một lượt traffic tự nhiên ngay được.
Khi sử dụng quảng cáo tính phí, những khách hàng thật sự quan tâm đến website sẽ đến với bạn theo từng cú click chuột.
Những kênh quảng cáo lớn như Google hay Facebook đều phân loại đối tượng khách hàng cực kì tốt cho bạn. Target chi tiết đến từng độ tuổi, sở thích khiến chiến dịch quảng cáo trả phí của bạn đạt hiệu quả cao hơn.