6 sai lầm khi viết content bán hàng giết chết doanh thu của bạn (Phần 2)

Trong bài viết Viết quảng cáo bán hàng P1 mình đã liệt kê một số sai lầm phổ biến khi viết content bán hàng, hay mô tả sản phẩm nhạt nhẽo khiến khách hàng nhàm chán. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm những sai lầm khác mà một người làm nội dung thường mắc phải khi mô tả sản phẩm của mình trên website bán hàng.

4. Không biết gắn kết câu chuyện theo nội dung muốn truyền tải

Khi khách hàng tiềm năng đọc một câu chuyện, họ có thể sẽ quên mất rằng mình đang được quảng cáo một thứ gì đó. Rảo cản thẩm thấu thông điệp bán hàng về thương hiệu của bạn sẽ bị xóa bỏ và nội dung bài viết sẽ trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn. Hãy viết ra một câu chuyện ý nghĩa, và thông qua đó người đọc sẽ hình dung được lợi ích khi sử dụng sản phẩm của bạn là như thế nào.
Một câu chuyện có thể siêu ngắn. Hãy tưởng tượng bạn đang bán sản phẩm ghế văn phòng có hỗ trợ tốt cho phần tựa lưng. Bạn có thể kể một câu chuyện đơn giản về một khách hàng đã cố gắng chọn mua những mẫu ghế khác nhau để sử dụng, nhưng cô vẫn tiếp tục bị chứng đau lưng hành hạ. Ngọc Trinh cảm thấy khó tập trung làm việc, cô thường đi tới đi lui xung quanh căn phòng. Cô ấy trở nên gắt gỏng.
Sau đó một ngày, Ngọc Trinh đã mua ghế của bạn và chỉ sau 1 tháng sử dụng, chứng đau lưng của cô đã biến mất. Đồng nghiệp nhận thấy cô ấy vui vẻ hơn trong công việc. Ông chủ của cô cũng nhận xét rằng cô làm việc hiệu quả hơn trước. Và mỗi khi về nhà, cô không còn mệt mỏi và cáu kỉnh. Ngay cả chú cún cũng được cô quan tâm nhiều hơn.
Một câu chuyện đơn giản có thể giúp những người mua tiềm năng hình dung được những lợi ích của sản phẩm mang lại, hay khi chúng quá phức tạp. Tuy nhiên, câu chuyện bạn kể cần được cá tính. Bạn có thể kể những chuyện liên quan đến sự phát triển, tính thử nghiệm, hoặc nguồn cung ứng các sản phẩm để làm chúng hấp dẫn hơn hay giúp tăng nhận thức về chất lượng cho độc giả.
Một số cách kể chuyện trong bán hàng bạn nên áp dụng:
Học hỏi từ phóng viên điều tra và đào sâu hơn vấn đề để tìm ra chi tiết hấp dẫn. Trò chuyện với người thiết kế, nhà cung cấp và bộ phận khách hàng, sẽ giúp bạn tìm ra những điều ý nghĩa hơn mà mình cần phải chia sẻ.
Luôn viết ra những câu chuyện hết sức ngắn gọn và cụ thể. Cố gắng tập trung câu chuyện vào một ý tưởng đơn giản duy nhất.
Tránh sự rõ ràng quá thể đáng. Dẫn dắt câu chuyện một cách bất ngờ thu hút người xem, và bán được sản phẩm.

5. Thiếu cá tính

Nhiều trang web lớn có tiếng tăm, giống như những tập đoàn lớn nhưng lại không có linh hồn. Họ không kết nối, không tham gia, họ hầu như không bán giá trị của sản phẩm, mà họ chỉ đơn giản là cung cấp bánh mì, bơ, bia, và kem đánh răng.
Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, sẽ chằng ai thích quay số đến những trung tâm hỗ trợ khách hàng vô cảm, trò chuyện cùng 1 con bot chat thay vì con người… Vì vậy, bạn có cần thiết tạo ra một bài viết tiếng tăm, nhưng vô hồn thiếu cảm xúc giống những tập đoàn lớn đó?
Để kết nối với độc giả, bạn cần thêm một chút cá tính trên trang web của mình. Hãy suy nghĩ về ngữ điệu của giọng nói – nếu trang web của bạn thực tế đã có nhân viên bán hàng trò chuyện với một vị khách. Bạn muốn được nghe anh ta tư vấn thế nào? Những câu chuyện anh ta sẽ nói? Những câu chuyện phiếm anh ta sẽ bỏ qua, và những từ ngữ anh sẽ lựa chọn.
Trước khi bạn xác định ngữ điệu của giọng nói, hãy xem xét khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Hãy thử hình dung có một người tới mua hàng, và thử xem xét làm cách nào để bạn có thể nói chuyện với bạn một cách thoải mái mà không thấy nhà chán.
Không cần tiếng tăm như một công ty lớn. Hãy đóng vai là một người bình thường. Bởi vì đó là cách bạn có thể thu hút khách hàng tiềm năng của mình.

6. Chỉ dành ít hơn 5 phút để chỉnh sửa lại

Copywriter chuyên nghiệp không thể viết một lần là xong. Họ phải lên kế hoạch. Họ viết. Họ chỉnh sửa. Do đó, trừ khi bạn là siêu nhân, nếu không bạn cần phải cẩn thận chỉnh sửa lại nội dung bài viết của mình:
Hãy tưởng tượng ra cảnh bạn đang nói chuyện với khách hàng. Bạn đọc to bài viết mà mình đã chuẩn bị từ trước cho vị khách nghe, nhưng lại có chứa những cụm từ khoa trương, không đúng ý. Bạn để ý thấy sự mất tập trung của anh ta, khi bắt đầu cúi mặt vào chiếc thoại, bởi nội dung nhàm chán của bạn? Vì vậy, hãy chỉnh sửa và đánh bóng bài viết cho đến khi bạn có thể thuyết phục khách hàng yêu thích của mình để họ mua sản phẩm bạn đang bán.
Có ý kiến thắc mắc nào từ phía khách hàng khi họ mua sản phẩm của bạn? Bạn đã giải quyết từng ý kiến như thế nào?
Giá cả thường là vấn đề nhạy cảm, vì vậy hãy đưa ra lời biện minh cho những giá trị thực sự mà người mua nhận được so với giá bán của sản phẩm.
Kiểm tra mức độ thành công của bài viết. Liệu nội dung bài viết đã tập trung vào khách hàng của bạn?
Đảm bảo bạn đã tích hợp những lợi ích đi kèm cho mỗi tính năng.
Lược bò những từ không cần thiết. Giảm số lượng các tính từ. Bỏ qua các trạng từ như chỉ, thực sự, vì chúng không tăng thêm ý nghĩa.
Soát ngược bài viết. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện ra các lỗi chính tả và ngữ pháp. Để được tốt hơn, bạn có thể nhờ một đồng nghiệp hoặc một chuyên gia đọc lại bài viết của bạn và đưa ra lời khuyên hữu ích.

Sự thật về content bán hàng

Nhiều trang web thương mại điện tử lớn có tiếng tăm, giống như các tập đoàn lớn nhưng lại vô cảm, đối xử với khách truy cập web của họ như những con số.
Bạn có một cơ hội lớn để thể hiện sự khác biệt. Để có tính nhân văn. Để có cá tính. Để kết nối và làm hài lòng khách hàng tiềm năng.
Điểm khởi đầu của bạn phải luôn luôn lý tưởng với khách hàng. Hãy bán ra những lợi ích mà họ thích. Giúp họ thực hiện ham muốn của mình.
Luôn luôn nhớ những điều mà bạn đang hướng đến. Và thay nhắc trực tiếp đến nó, hãy cố gắng biến tấu chúng thành một cuộc trò chuyện. Đưa ra lời khuyên hữu ích cho người đọc.