Dạng thứ 1: Quảng cáo tạo hành động
Đây là những mẩu quảng cáo “mì ăn liền” được kỳ vọng tạo ra hiệu quả và hành động tức thì. Những quảng cáo này không ngại nhảy xổ vào màn hình và “làm phiền” người tiêu dùng liên tục để gây được chú ý và khuyến khích mua hàng, tất nhiên, hiệu quả sẽ được chứng minh thông qua doanh số bán hàng và thương hiệu lại có thêm tiền chi cho những lần quảng cáo tiếp theo.
Những mẩu quảng cáo của Google là một ví dụ điển hình của hình thức này. Tại sao như vậy?
Vì khi một người nào đó phát sinh nhu cầu mua đúng sản phẩm gì, họ sẽ dùng google xem thông tin, tìm hiểu sản phẩm trước. Đồng thời trong luc đó, Google sẽ quảng cáo những nhà cung cấp sản phẩm ất trên giao diện của họ.
Mẫu quảng cáo “máy lạnh” của google
Dạng thứ 2: Quảng cáo tạo niềm tin
Đây là loại thường khó đo lường. Bạn hẳn sẽ nghe “Tôi có nghe nói về thương hiệu này ở đâu đó rồi.” Và người ta sẽ lợi dụng hình ảnh kiểu “quen thuộc” này để lôi kéo bạn tin luôn mẫu quảng cáo của thương hiệu. Đặc biệt nếu biết phát quảng cáo đúng thời điểm và đối tượng thì hiệu quả sẽ càng cao. Nhưng dù sao thì đây cũng đã là chiêu cũ đã từng xuất hiện trên TV, đặc điểm của dạng quảng cáo này là kể một câu chuyện, dùng niềm tin để thuyết phục khách hàng chứ không hẳn dựa vào hành động.
Vận dụng hình thức quảng cáo này nhuần nhuyễn và lão luyện nhất các công ty phân phối hàng tiêu dùng như: Bột giặt, dầu gội, sữa trẻ em…
Biệt Đội Siêu Tốc- quảng cáo bột giăth Tide
Dạng thứ 3: Quảng cáo tạo nhu cầu
Dạng quảng này sẽ luôn gợi nhắc bạn về nhu cầu tiêu dùng và “dường như” luôn xuất hiện những lúc bạn cần nhất, ví dụ đơn giản như lon nước giải khát khi tiết trời nóng bức. Nếu đủ nhạy cảm, bạn sẽ nhận ra những mẫu quảng cáo này đang cố gắng lôi kéo bạn vào một ngành nào đó mà họ đang muốn bán sản phẩm bằng cách tạo ra nhu cầu mà có khi bạn còn chưa kịp nghĩ đến.
Bạn sẽ thường thấy những quảng cáo có nội dung tương tự như vậy trong các chiến dịch marketing của các nhãn hàn tiêu dùng.
Vi dụ: trà Dr. Thanh không lo bị nóng, 7-up đập tan cơn khát…
Ai cũng muốn gom tất cả ba dạng quảng cáo này lại thành 3 trong 1 nhưng đó quả thực là chuyện điên rồ. Thay vào đó, hãy phân bố ngân sách hợp lý vì nếu chi quá ít sẽ khó có hiệu quả, cũng như không chi đồng nào.