FPT là một công ty dịch vụ lớn tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin. Tăng trưởng của FPT càng được đánh giá cao nhờ sự nỗ lực không ngừng của cả một tập thể. Từ một doanh nghiệp nhỏ trở thành “móng vuốt của con rồng Việt Nam”. Bài học đáng giá của họ là gì?
Theo thông tin từ FPT, đến hết 31/10, công ty đạt doanh thu hợp nhất 39.319 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu FPT đang ở mức 56.900 đồng/cp, tăng 52% so với đầu năm.
Sự tăng trưởng vốn của FPT
Công nghệ và Viễn thông tiếp tục là hai khối kinh doanh chính đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận của tập đoàn. Khối Viễn thông ghi nhận doanh thu tăng 15%, đạt 7.651 tỷ đồng, trong khi đó lợi nhuận trước thuế đạt 1.222 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% do ảnh hưởng từ việc trích lập quỹ dịch vụ viễn thông công ích và phí thương quyền.
Năm 2018, do FPT không còn hợp nhất doanh thu của mảng phân phối và bán lẻ, nên đặt kế hoạch đạt doanh thu 21.900 tỷ đồng. Mức doanh thu này sẽ tăng 11% so với cùng kỳ 2017 nếu so sánh tương đương.
Về kế hoạch lợi nhuận trước thuế trong năm 2018, FPT dự kiến chỉ hợp nhất theo tỷ lệ sở hữu đối với lợi nhuận của mảng phân phối và bán lẻ. Theo đó, lợi nhuận trước thuế FPT năm 2018 sẽ đạt 3.484 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2017 nếu so sánh tương đương.
Đối thủ cạnh tranh chứng tỏ sức mạnh thật sự của FPT
Có lẽ đối thủ đáng gờm nhất trong hệ thống bán lẻ về công nghệ, công nghệ không thể không nhắc tới Thế Giới Di động. Một đàn anh đi trước xa so với FPT. Tên tuổi này đang sở hữu thị phần lớn nhất nhờ bán hàng online giỏi hơn cả Lazada (của Alibaba) và Zalora (thuộc về Nguyễn Kim và Central Group) với 10% thị phần.
TGDD vẫn luôn dẫn đầu trong danh sách các nhà bán lẻ năm 2011 đến nay, FPT cũng không kém và họ lấn lướt ganh đua cùng TGDD. Luôn đặt mục tiêu lớn để đạt được và tăng trưởng thậm chí gấp đôi qua từng năm để thực hiện.
Bên cạnh đó cũng không thể không thể nhắc đến một cái tên xếp thứ 3 tuy không sôi nổi nhưng lại không thể coi thường là Viễn Thông A. Tổng số siêu thị bán lẻ lên đến 300, doanh thu tăng 30% so với năm trước. Tỉ lệ tăng trưởng trên website, online cũng tăng 5% so với hệ thống bán lẻ.
3 cái tên vừa được nhắc đến đang làm mưa gió trên thị trường mà buộc ai nhanh sẽ thắng, không thể coi thường. Mỗi tập đoàn đều cần phải cố gắng từng giờ để lại dấu ấn trong hơn 94 triệu dân Việt và hơn thế nữa.
Sự mở rộng của FPT trong 4 năm trở lại đây.
Vào khoảng thời gian 10 năm trước, đây FPT tiến hành đa dạng hóa hoạt động, lấn sân qua BDS và các nghành tài chính ngân hàng. Tuy nhiên những năm trở lại đây họ phải bỏ bớt vì theo thống kê ghi nhận năm đầu sau 2008 đã lỗ 40 tỷ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Vậy chứng tỏ không phải cứ bước chân vào quá nhiều ngành nghề thì đều sẽ mạnh mẽ và phát triển ở mọi lĩnh vực. Vẫn hơn là tập trung thế mạnh vào lĩnh vực nhất định. Sau đó, những năm trở lại FPT đầu tư mạnh vào 2 mảng là nhóm sản phẩm công nghệ thông tin và nhóm điện thoại di động, máy tính xách tay.
Trong những tháng đầu năm 2017 tăng trưởng lợi nhuận của FPT đóng góp chủ yếu từ công nghệ và viễn thông, tăng lần lượt là 39% và 16%, chiếm 75% tổng lợi nhuận.
Bài học rút ra là gì trong cách bán hàng và phát triển sản phẩm?
Hoạt động lĩnh vực công nghệ, viễn thông là phải biết đón đầu xu hướng, nhu cầu của người sử dụng. Bên cạnh bán online thì cần chuẩn bị cũng như mở rộng hệ thống tốt nhất ở cửa hàng offline chứ không nên lơ là hay quá tập trung một mặt.
Tăng tính trải nghiệm, ưu đãi, chế độ tốt cho từng khách hàng từ xem hay mua sản phẩm. Chỉ khi người dùng có trải nghiệm tốt kể cả trước hay sau khi sử dụng mới đem lại lợi nhuận và khách hàng thực sự. Khâu logictics luôn phải đầu tư để “yêu và chiều” khách hàng từ chất lượng, giá trị thực mang lại.
Khi có khách hàng đầu tiên thì mới có thể xây dựng sản phẩm, chính vì vậy phải thúc đẩy, mạnh mẽ về quảng cáo, chiến lược, quảng cáo, thuyết phục tốt nhất đến “từng tế bào” khách hàng sử dụng.
Luôn đứng trên lập trường của một người sử dụng sản phẩm từ các phân khúc khách hàng để cải tiến, phát triển, chuyển đổi đáp ứng nhiều nhất thị hiếu của toàn bộ số người dân Việt đã đang và sẽ sử dụng các sản phẩm công nghệ.