Explainer Videos là gì?
Explainer Video là những video tiếp thị trực tuyến, thường dài từ 30s đến 2 phút, sử dụng hình ảnh vui nhộn và nội dung lôi cuốn để giới thiệu về doanh nghiệp hoặc truyền tải một thông điệp ý nghĩa nào đó đến với người xem.
Loại hình này chính thức gây được tiếng vang sau khi công ty Common Craft thiết kế một đoạn explainer video cho Twitter vào năm 2007 và nhanh chóng thu hút được hơn 10 triệu lượt xem, giúp Twitter bứt phá thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.
Tại sao khi kinh doanh online phải có Explainer Video?
Mục đích của Explainer Video là để giải thích, chẳng hạn sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Explainer Video cũng giống như 1 quảng cáo, tuy nhiên nó cô động và xúc tích nhất những gì về sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Những nội dung của Explainer video bao gồm:
– Bạn là ai?
– Bạn làm gì?
– Sản phẩm của bạn là gì?
– Điểm mạnh là gì?
Và tất cả phải thật đơn giản, ngắn gọn, vui vẻ, có tính giải trí.
Explainer Video gồm những loại nào?
Dưới đây là 9 loại quan trọng:
1. Live Action:
Là video hành động( không phải hoạt hình). Sử dụng nhân vật là người thật để họ tương tác với sản phẩm.
2. Whiteboard Video:
Video ghi lại quá trình vẽ/viết những ý tưởng, khái niệm hoặc đặc tính sản phẩm/dịch vụ lên bảng trắng, thường thì sẽ được chỉnh tốc độ lên nhiều lần để theo kịp âm thanh lồng tiếng.
3. 2D video
Là video chỉ sử dụng định dạng 2D. Giống như việc bạn vẽ hình ảnh trên một tờ giấy, tuy nhiên phải phô bày được các khía cạnh khác nhau của 1 sản phẩm để tạo được sự chú ý.
4. 3D video
Video 3D giúp giải quyết các vấn đề về hiển thị chân thật hơn các góc cạnh của 1 sản phẩm.
5. Stopmotion Video
Loại hình Stop Motion (thuật ngữ để chỉ những đoạn phim được tạo nên bởi hàng loạt những hình ảnh chụp tĩnh), được biết đến tương đương với sự xuất hiện của cách thức làm phim truyền thống. Bản chất của loại hình này là những tấm ảnh (ở trạng thái tĩnh) được chụp liên tiếp rồi xử lý trên bàn dựng chuyên dụng để tạo thành một đoạn phim (ở trạng thái động).
6. Kinetic typography
Loại video này chỉ sử dụng âm thanh và các hiệu ứng chữ. Thường dùng để kể 1 câu chuyện.
7. Infographic Video
Video Infographic cũng dùng hình ảnh đề trình bày thông tin nhưng ở hình thức đồ họa động (motion graphic) hay animation. Ưu điểm của Video Infographic là sự hấp dẫn về hình ảnh, âm thanh cũng như những hiệu ứng chuyển động đẹp mắt giúp truyền tải thông tin một cách sinh động.
8. Testimonial Video
Là loại video mà khách hàng sẽ nói những điểm tốt, tích cực cho thương hiệu, sản phẩm của bạn. Loại video này rất hiệu quả trong việc sử dụng yếu tố tâm lí đám đông.
9. Screencast Video
Video có giọng nói lôi cuốn với 1 sản phẩm thực tế, thường ghi lại quá trình hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm công nghệ nào đó trên desktop.
Bạn có thể nhìn thấy Explainer Videos ở đâu?
Mọi nơi có thể chèn video, ví dụ:
– Trang chủ website.
– Trang sản phẩm.
– Emails.
– Kênh mạng xã hội.
– Youtube.
…
Các lợi ích của Explainer Video cho website của bạn
Nếu được làm tốt, Explainer Video sẽ mang lại vô số lợi ích, chẳng hạn:
– Gia tăng chuyển đổi.
– Tăng khả năng tương tác với khách hàng.
– Khuyến khích khách hàng mua lại, mua nữa, mua hoài,…
– Có khả năng viral và tăng nhận diện thương hiệu.
Explainer Video hoạt động tốt nhất trên trang đích( langding page). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu các trang langding page có video, sẽ gia tăng 80% tỷ lệ chuyển đổi.
Với email, con số chuyển đổi cũng đáng kinh ngạc, chèn video vào email có thể:
– Tỷ lệ mở: 19%.
– Tỷ lệ nhấp chuột: 65%.
– Giảm khả năng unsubscribers: 26%.
Đối với SEO, việc chèn video có chất lượng cao trên trang web có thể tăng gấp 53 lần việc hiển thị ở trang đầu kết quả tìm kiếm Google.
– 93% doanh nghiệp sử dụng Explainer Video cho rằng nó giúp gia tăng tỷ lệ hiểu biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
– 36% doanh nghiệp nhận được ít yêu cầu hỗ trợ từ nhân viên hơn do có Explainer Video.
– 45% doanh nghiệp nói rằng họ có sử dụng Explainer Video ở trang chủ website.
Sử dụng Explainer Video cho phễu chuyển đổi
Có 4 giai đoạn cơ bản trong phễu mà bạn có thể áp dụng Explainer Video
Giai đoạn nhận thức thương hiệu ( Awareness)
Với những ai chưa biết, hoặc chỉ mới biết về thương hiệu của bạn. Có thể do vô tình họ xem được video của bạn trên Youtube, hoặc 1 người bạn nào đó share cho họ.
Hoặc cũng có thể là họ thấy trên các kênh quảng cáo Facebook.
Thì giai đoạn này Explainer Video của bạn cần phải giới thiệu thiệu tổng thể về doanh nghiệp, cũng những gì doanh nghiệp có thể làm để giải quyết nỗi đau khách hàng.
Có thể là một video chi tiết về sản phẩm, đây là bước đầu tiên đưa họ vào phễu.
Giai đoạn quan tâm ( Interest)
Ở giai đoạn này, bạn đã gây được sự chú ý, khách hàng biết bạn là ai và sản phẩm của bạn là gì. Và bạn có thể tập trung cụ thể đi chi tiết vào 1/danh mục sản phẩm chứ không chỉ giới thiệu tính năng đơn thuần như giai đoạn nhận thức thương hiệu.
Nhưng nói về cái gì bây giờ?
Đánh giá sản phẩm, giới thiệu, điểm mạnh là những nội dung có thể dùng ở giai đoạn này. Hãy tạo ra nhiều kết nối có cảm xúc đến với khách hàng.
Giai đoạn khuyến khích ra quyết định
Đây là lúc khách hàng gần với nút MUA nhất. Hãy làm họ hứng thú với những gì mà họ đang quan tâm. Lúc này, hãy đưa các video với định dạng chất lượng cao và hình ảnh trực quan, mọi tính năng và lợi ích đều phải được trình bày rõ ràng.
Giai đoạn hành động
Giai đoạn này cần phải có sự tác động mạnh từ các video, hình ảnh và hành động. Nhấn vào điểm mạnh của sản phẩm.
12 ví dụ về Explainer Video của những thương hiệu nổi tiếng
1. Everything Orgo
Chỉ với 6 giây, bạn đã hiểu rõ sản phẩm của họ hiệu quả như thế nào:
2. Biaggi
Một video hướng dẫn sử dụng sản phẩm đơn giản và lợi ích về sản phẩm mà Khách hàng sẽ mua:
3. Tommy John
Sử dụng câu chữ và hình ảnh minh họa sống động, kèm theo lời hứa từ thương hiệu của họ:
4. Native Union
Chất lượng video, mô tả nỗi đau mà đối tượng khách hàng của họ gặp phải cùng những gì họ đã nỗ lực để có được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu KH:
5. BombTech Golf
Chỉ mới thành công trong vài năm qua, và họ không nếm hàng đống tiền vào Explainer Video, nhưng nó thật sự hiệu quả, giống như video dưới đây:
6. The Human Solution
Khi bạn bán 1 sản phẩm gì đó hơi đặc biệt, ví dụ như bàn làm việc đứng. Thì video mô tả lại quá trình sử dụng có tác động tốt nhất, đây là 1 ví dụ tuyệt vời của Explainer Video:
7. Fugoo
Video giới thiệu chi tiết về các bộ phận trên sản phẩm của họ và cách sử dụng:
8. New Chapter Vitamins and Supplements
Không tốn quá nhiều tiền, chỉ với 1 chiếc máy quay, vài hiệu ứng video đơn giản là bạn có thể tăng tỷ lệ tương tác và chuyển đổi rồi:
9. Spinning
Đây không phải là 1 sản phẩm giá rẻ, và họ đang giới thiệu nhấn mạnh vào các đặc tính mà sản phẩm mang lại:
10. Training Mask
Sử dụng các đồ họa cao cấp để giới thiệu sản phẩm:
11. TockTape
Đã bao giờ bạn thắc mắc về miếng băng dán mà các vận động viên hay sử dụng, đây là cách mà RockTape giải thích bằng video:
12. DiBruno Bros
Đôi khi bạn có thể dùng chính giọng của mình cho video mà không cẩn phải tốn công lồng tiếng:
Hơi dài nhỉ, ráng đọc thêm chút nữa nhé, những kiến thức dưới đây có thể hữu ích cho bạn.
Chi phí cho 1 Explainer Video
Một số ví dụ kể trên đã được thực hiện với ngân sách gần như bằng 0.
Chỉ đơn giản là 1 chiếc máy quay( smartphone cũng được) và kịch bản( nếu biết được nỗi đau của KH bạn hoàn toàn có thể dùng nó để mô tả trong video). Vậy là bạn có thể bắt đầu làm ra 1 Explainer Video rồi.
Nhưng nếu bạn không có thời gian và mong muốn sự chuyên nghiệp từ những đối tác chuyên về sản xuất video thì có thể tham khảo giá trung bình:
– Video 2D animation đơn giản: $1k – $5k.
– Video 2D animation cao cấp: $5k – $10k.
– 3D animation: $10k – $30k.
– Live action video: $5K-$50K.
– Whiteboard animation videos: $2K-$6K
– Stop Motion videos: $5K-$25K
– Kinetic typography videos: $5K-$10K
– Infographic video: $1K-$5K
– Screencast video: $1K-$4K
– Screencast video: $1K-$4K
– Testimonial video: $50-$3K
Nếu muốn trả giá với đơn vị làm video, bạn phải hiểu video được tạo qua 6 bước dưới đây:
Explainer Video được tạo ra như thế nào?
1. Động não, lên ý tưởng và phương án thực hiện: càng nhiều ý tưởng và phương án càng tốt, hãy thể hiện sự sáng tạo. Đây là bước cơ bản để khai thác những vấn đề tiếp theo.
2. Lên kịch bản và cốt truyện: Hãy thu hẹp lại bằng việc chọn ra những ý tưởng khả thi để lên kịch bản phân cảnh. Các phân cảnh là quá trình quay từng cảnh riêng biệt( để hiển thị các tính năng của sản phẩm) để giúp người xem hình dung ra được sản phẩm ở phân cảnh cuối.
3. Styling: Nghĩa là các đơn vị sản xuất video sẽ đưa khái quát cho bạn xem trước khi đi vào quá trình sản xuất. Có thể bao gồm các mô hình hoặc đồ họa demo. Nếu hài lòng thì họ sẽ tiến hành thực hiện.
4. Người lồng tiếng: Giọng nói được lồng vào có thể làm video hay hơn hoặc dở tệ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng tiếp nhận, đôi khi làm người xem phân tâm, mất tập trung.
5. Đồ họa: Chi phí cho đồ họa có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào thể loại mà bạn muốn( hình minh họa ở trên).
6. Hiệu ứng âm thanh: Chọn đúng giai điệu cho kịch bản của bạn cũng quan trọng không kém. giống như *4( người lồng tiếng), âm thanh quá tệ cũng có thể khiến người xem tắt nó đi.
Tất nhiên, nếu bạn có ý định thực hiện Explainer Video với 1 diễn viên là người thật và dùng chính giọng nói của họ( không lồng tiếng). Thì cũng nên có 1 đoạn intro giới thiệu hấp dẫn trước đi vào phân cảnh của diễn viên.
Thêm vài lưu ý để tăng thêm chuyển đổi cho video:
– Nếu không chuyên, hãy thuê 1 chuyên gia.
– Độ dài video khoảng 1 phút, nếu thêm không nên quá 3 phút.
– Tập trung vào những điểm mạnh, lợi ích của sản phẩm trước, chứ đừng nên nói những tính năng mới mẻ.
– Cho mọi người biết họ có thể truy cập vào đâu để biết thêm thông tin hoặc mua sản phẩm.
– Không làm nội dung trước để thu hút đối tượng khách hàng, mà hãy tìm nỗi đau của khách hàng, sau đó mới lên nội dung.
– Hãy lồng 1 tí vui nhộn vào video( âm thanh, lời thoại hoặc kịch bản).
Nếu bạn vẫn không tin video có thể đem đến những điều tuyệt vời, thì hãy nhớ rằng:
Youtube là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ 2 trên thế giới
Chúc các bạn thành công!!!