Làm chiến lược Marketing du lịch-P1

Chiến lược Marketing thị trường du lịch là chỉ các phương pháp Marketing phát triển một thương hiệu du lịch, một ngành du lịch của doanh nghiệp và các tổ chức.

Nội dung của chủ đề này, chúng tôi phân thành 3 kỳ, bạn đang xem kỳ thứ nhất trong chủ đề lớn chiến lược Marketing du lịch.

Mặc dù nội dung chủ đề lớn này tập trung đến lĩnh vực du lịch, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tham khảo và phát triển trong lĩnh vực tương tư như: Giải trí, Các loại hình dịch vụ liên quan trải nghiệm.

Khái niệm về chiến lược Marketing thị trường du lịch

“Chiến lược” là từ có nguồn gốc bắt đầu từ ngành quân sự, chỉ kế hoạch và sách lược chung trong chiến tranh hoặc mưu lược dùng binh, đồng nghĩa và thường được sử dụng chung với từ “thao lược”, đối lập với từ “chiến thuật”.

Chiến lược là một loại nghệ thuật vận dụng sức mạnh của quân sự để đạt được mục đích mà chính sách đã xác định, nó bao gồm mục tiêu chiến lược thích hợp với mục tiêu chiến tranh và kế hoạch chiến lược, biện pháp chiến lược để đạt được mục tiêu đó, phương án chiến lược và sắp đặt chiến lược.

Cùng với sự thúc tiến của thời đại, “chiến lược” dần dần lấn sân sang các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị ngoại giao, khoa học, giáo dục…, ý nghĩa của nó từ đó trở nên phong phú và phát triển hơn. Thế nhưng theo như nghĩa gốc thì chiến lược là để chỉ những mưu đồ trọng đại mang tính toàn cục và tính quyết định.

Giáo sư Albert Otto Hirschman của trường đại học Yale là người đầu tiên cấy ghép khái niệm “chiến lược” vào trong sự phát triển kinh tế và đưa ra khái niệm “phát triển chiến lược”. Điều này đã đề cập việc phát triển kinh tế tới tầm cao chiến lược đồng thời đã kết hợp sự phát triển kinh tế với các yếu tố phát triển xã hội chủ yếu thiết yếu của nó lại với nhau.

Kế tiếp sau đó là Bernal, John Collins, William R. King, Davis Cleveland…đã khiến xã hội phương Tây không ngừng tăng cường và đi sâu vào việc nghiên cứu quản lý chiến lược của doanh nghiệp, thúc đẩy sự xuất hiện của một “cơn sốt chiến lược” khiến mọi người hết sức chăm chú trong suốt những năm 60, 70 của thế kỷ XX.

Cơn sốt chiến lược này đã kéo theo sự xuất hiện của một loạt các học phái lý luận quản lý chiến lược khác nhau, trong đó sự xuất bản của cuốn “Chiến lược doanh nghiệp” (Corporate Strategy) vào năm 1965 của Ansoff HI đại diện của học phái kế hoạch đã trực tiếp dẫn dắt sự nghiên cứu, vận dụng và phát triển của chiến lược Marketing thị trường.

Do mối liên hệ bên trong của ngành du lịch và các đặc điểm mang tính tổ hợp vùng miền của thị trường du lịch khiến chiến lược Marketing thị trường du lịch có nội dung phong phú, mang tầm vóc ý nghĩa vừa vĩ mô vừa vi mô.

Về tầm vĩ mô là chỉ việc đứng trên góc đó quốc gia, khu vực và vùng miền. Dưới sự chỉ đạo của quan niệm Marketing thị trường hiện đại, để thực hiện mục tiêu phát triển của ngành du lịch và đưa chúng du nhập vào trong sự phát triển kinh tế và xã hội quốc dân, tìm kiếm sự ăn khớp từ bên trong giữa việc phát triển du lịch và phát triển kinh tế xã hội quốc dân, là một ý tưởng và mưu lược tổng thể có liên quan tới việc phát triển Marketing thị trường. Từ nhiều năm nay ngành du lịch đã được các cấp các ngành đào tạo để trở thành một điểm tăng trưởng mới trong nên kinh tế quốc dân.

Cùng với sự nâng cao về địa vị của ngành du lịch, hiện nay có rất nhiều tỉnh thành phố trong cả nước đã coi ngành du lịch là trụ cột phát triển kinh tế chính của địa phương, mở đường cho ngành du lịch trước rồi ra sức nuôi dưỡng và phát triển, thực hiện “chiến lược chủ đạo của chính phủ”.

Từ trọng trách to lớn mà ngành du lịch cần phải gánh vác trong vấn đề mở rộng, việc ra đời của “kinh tế ngày nghỉ” và sự du nhập của áp lực cạnh tranh cho thấy, chiến lược Marketing thị trường du lịch vĩ mô cần phải được bắt đầu trên cơ sở điều chỉnh kết cấu ngành của khu vực, ưu tiên kết cấu ngành du lịch và phân phối nguồn tài nguyên du lịch, trong phạm vi có thể tiếp nhận rủi ro giữ vững trạng thái cân bằng với môi trường thị trường, nắm bắt cơ hội, giảm trừ các mối đe doạ, thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài trong sự phát triển ngành du lịch của các vùng đất du lịch.

Về tầm vi mô là chỉ lãnh đạo kinh doanh cao cấp của doanh nghiệp du lịch dưới sự chỉ đạo của quan niệm Marketing thị trường hiện đại mới và trên cở sở nắm bắt một cách chính xác về xu thế thay đổi của thị trường, trên cơ sở thực hiện mục tiêu phát triển Marketing của doanh nghiệp mà đưa ra ý tưởng và mưu lược tổng thể trong việc phát triển Marketing thị trường trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp.

Chiến lược Marketing thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng trong quản lý chiến lược của doanh nghiệp du lịch, nó không giống với những quyết sách mang tính chiến thuật trong quản lý nghiệp vụ hàng ngày của doanh nghiệp du lịch mà nó sẽ chỉ rõ phương hướng và nội dung và đưa ra quy định khung tổng thể trong quản lý nghiệp vụ hàng ngày của doanh nghiệp du lịch. Chỉ đạo “chiến lược” chính xác và hiệu quả sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện các quyết sách mang tính chiến lược nhằm đạt được những hiệu quả cao.

Đặc điểm của chiến lược Marketing thị trường du lịch

1, Mang tính quyết định

Điểm khác biệt căn bản giữa quy hoạch chiến lược và quản lý sự nghiệp hàng ngày của doanh nghiệp đó là chiến lược liên quan trực tiếp tới sự hưng thịnh, suy thoái và tồn vong của doanh nghiệp quyết định lợi ích tổng thể trong việc quản lý của doanh nghiệp chứ không phải là việc quản lý một phần lợi ích thông thường. Nó là một quyết sách cao cấp, là sự bảo đảm vững chắc trong việc tối đa hoá lợi ích tổng thể của doanh nghiệp.

Thị trường giống như là một hải cảng phồn vinh vậy, tàu ra tàu vào, bạn đến tôi đi, không ngừng lưu thông. Thị trường cũng giống như việc sắp xếp vị trí một cách có trật tự vậy, phải có quyết sách đúng đắn thì mới chiếm được chỗ đứng trên thị trường.

Công nghệ đồng hồ thạch anh là do người Thuỵ Sỹ phát minh ra đầu tiên, nhưng bản quyền phát minh sáng chế ấy lại bị cất giữ trong ngăn kéo hơn chục năm, sau đó mới được người Nhật Bản tìm ra và được nhìn lại ánh sáng mặt trời.

Quyết định sản xuất một lượng lớn đồng hồ thạch anh của người Nhật Bản khiến doanh nghiệp thu được nhiều lợi ích lớn, còn đồng hồ cơ giới tinh xảo và cao quý của Thuỵ Điển lại gặp phải sự tấn công lớn.

Hay như tập đoàn Giant Interactive Group vốn kinh doanh máy tính nhưng lại đột nhiên tấn công sao thị trường chế phẩm sinh học và bất động sản, quyết định chiến lược này đã khiến họ nợ nần chồng chất và thất bại một cách thảm hại.

Đặc trưng mang tính quyết định của chiến lược Marketing thị trường du lịch yêu cầu người Marketing du lịch trong quá trình soạn thảo quy tắc chiến lược cần phải có tầm nhìn xa trông rộng, mang tính đại cục, nắm bắt hệ thống Marketing một cách toàn diện để các bộ phận được phát triển một cách đồng đều trong chiến lược Marketing tổng thể.

2, Mang tính lâu dài

Soạn thảo chiến lược Marketing là một mục tiêu quản lý mang tính lâu dài, nhằm mục đích mưu cầu sự sinh tồn và phát triển lâu dài của doanh nghiệp, nó yêu cầu nhân viên Marketing phải có tầm mắt chiến lược phát triển sâu rộng, bao quát mọi thứ, nhất là không được vì lợi ích ngắn hạn mà áp dụng các thủ đoạn hư ảo, giả dối hay lừa gạt để hình thành cơn sốt tiêu dùng nhất thời rồi lại gây ra những tác dụng nguy hại lâu dài.

Một doanh nghiệp du lịch sau khi ra sức triển khai tuyên truyền hoạt động du lịch “từ dã Hawai” hình thành lên cơn sốt du lịch Hawai, rất nhiều doanh nghiệp ra sức đầu tư du thuyền sang trọng, xây dựng khách sạn ký kết hợp tác với công ty cho thuê xe du lịch.

Rất nhanh cơn sốt qua đi rồi trầm xuống suốt một thời gian dài, điều này khiến cho rất nhiều doanh nghiệp bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Hiện tại nước ta đang khuyến khích một số chiến lược vĩ mô phát triển vùng du lịch Tây Bắc, Tây Bắc có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, trong quá trình triển khai nhất định phải có tầm mắt sâu rộng, chú ý bảo vệ môi trường, phát triển lâu dài và bền vững.

3, Mang tính nguy cơ

Thị trường có rất nhiều những nhân tố bất định đồng thời luôn thiên biến vạn hoá, do vậy khi soạn thảo quyết sách chiến lược thường sẽ có những rủi ro nhất định. Những rủi ro này thường đến từ những phương diện sau:

Thứ nhất người đưa ra quyết sách từ đầu chí cuối không thể nắm bắt được toàn bộ thông tin, giống như những gì mà giám đốc điều hành tập đoàn Chryslerđ đã từng nói: “Bạn chỉ có thể đưa ra quyết sách trong trường hợp bạn đã nắm được 95% thông tin, nếu không khi bạn đang nắm bắt nốt 5% thông tin còn lại thì thời cơ đã qua mất rồi”.

Thứ hai, là do những nguyên nhân từ bản thân người đưa ra quyết sách về các mặt như giáo dục, trải nghiệm, môi trường trưởng thành, cá tính…khiến họ khi đối mặt với một tính huống thị trường chung nào đó những mỗi người lại đưa ra những quyết sách khác nhau. Hiển nhiên, quyết sách hoàn hảo nhất chỉ có một, còn lại các quyết sách khác đều sẽ tồn tại sự rủi ro nhất định.

4, Mang tính điều chỉnh thích hợp

Chiến lược thường là kế hoạch dài hạn nhằm vào một vấn đề trọng đại nào đó, trong quá trình thực hiện không thể cứng nhắc bất biến được mà phải luôn không ngừng thay đổi điều chỉnh căn cứ trên môi trường thị trường bên ngoài và sự thay đổi của các điều kiện bên trong, nắm bắt các cơ hội có lợi, loại trừ ảnh hưởng bất lợi và các nguy cơ tiềm ẩn để thực hiện mục tiêu doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất.

(Còn tiếp….)