TARGET DỰA TRÊN DEMOGRAPHIC PHẦN 3

Ở 2 phần trước, tôi có hướng dẫn các bạn cách phân tích và target đối tượng dựa trên Demographic với vị trí địa lý và tuổi. Ở phần 3 này tôi sẽ cùng các bạn phân tích thêm yếu tố thứ 3 trong Demographic là sở thích và hành vi.
Sự khác nhau giữa sở thích và hành vi là gì ?
 
Sở thích: Facebook sẽ dựa trên lịch sử hoạt động của người dùng trên mạng xã hội để đưa vào nhóm sở thích. Tất cả các hành động like, comment, share, tag vào fanpage nào đó, các khai báo của họ trên profile, và cả cookie của người dùng. Facebook dựa vào mối quan tâm của người dùng về vấn đề nào đó trong một khoảng thời gian cụ thể để đưa vào nhóm sở thích.
Hành vi: Là các hoạt động cụ thể từ việc khai báo profile, các thiết bị họ đang sử dụng, hệ điều hành đang dùng và các hoạt động di chuyển dựa trên location
Nói đơn giản hơn thì sở thích là cái vô hình, hành vi là cái hữu hình
Ví dụ: Khi lựa chọn sở thích iPhone 7, rõ ràng khi chúng ta nhập sở thích này Faebok sẽ dựa trên hoạt động của người dùng để đưa ra cho chúng ta một con số về số người thích iPhone 7. Tuy nhiên ở phần hành vi thì không có thiết bị này vì chưa có ai sử dụng iPhone 7 để đăng nhập Facebook.
Điều này là sự khác biệt mà các bạn bán phụ kiện điện thoại cần phải lưu tâm. Nếu bán case cho IP6 mà nhập sở thích thì chỉ đúng 1 phần, bởi những người sử dụng Samsung, LG, HTC, Sony đều có quyền được thích IP6.
Screenshot_2
Sản phẩm nào nên chọn sở thích và hành vi ?
Chúng ta chỉ nên nhắm chọn sở thích và hành vi khi chúng ta đang có được chân dung nhân khẩu học của khách hàng. Chúng ta biết họ thích gì, thường đi đâu, checkin chỗ nào, hay đọc báo nào… Hay nói cách khác chúng ta hiểu được sơ sài về insight của đối tượng khách hàng mục tiêu.
Những sản phẩm vô hình, sản phẩm có giá trị lớn, sản phẩm hàng hiệu, sản phẩm đặc thù chúng ta mới cần lựa chọn sở thích và hành vi.
Ví dụ: Thẩm mỹ viện, đồng hồ hàng hiệu, sản phẩm giáo dục…
Dựa vào đâu để lựa chọn sở thích ? Hãy trả lời 3 câu hỏi sau và nhập vào trường sở thích.

  • Người dùng trực tiếp thích gì ?
  • Người dùng đồng thời thích gì ?
  • Những thương hiệu lớn, người nổi tiếng đi kèm

Sản phẩm nào không nên chọn sở thích và hành vi ?
Các bạn khi setup quảng cáo đều lựa chọn phần sở thích và hành vi này, nhưng điều đó có thực sự đúng hay không ?
Ví dụ: Tôi bán đồng hồ fake loại 150k. Như thông thường thì tôi sẽ lựa chọn sở thích là đồng hồ, mua sắm thời trang, người sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Nhưng rõ ràng rằng những đối tượng mà các bạn nhắm đến trong phần sở thích và hành vi ở trên là đối tượng trung cấp trở lên, trong khi các bạn mang một sản phẩm rẻ tiền supper fake đến cho họ thì chẳng phải sẽ phản tác dụng sao. Vậy nên trong trường hợp này tôi sẽ không chọn gì trong trường sở thích hành vi.
Những sản phẩm có giá trị thấp về giá và về giá trị sử dụng thì không nên chọn sở thích hành vi. Hãy tưởng tượng chúng ta mang chiếc đồng hồ fake 150k quảng cáo đến một anh chàng đang lái Audi. Điều gì sẽ xẩy ra ?
Hãy cân nhắc và phân tích kỹ nhóm khách hàng tiềm năng của mình rồi mới tạo quảng cáo. Việc tạo quảng cáo không khó, cái khó là tư duy để tìm kiếm khách hàng trên nền tảng Facebook.
100 người con gái thì 100 người có sở thích mua sắm, xem phim. Vậy thì cần gì phải chọn sở thích ấy nữa. Tại sao tôi nói các bạn không nên chọn trong khi việc chọn và không chọn là không khác nhau ?
5-huong-thay-doi-hanh-vi-mua-sam-tren-internet-cua-khach-hang-2
Hãy tưởng tượng, sau một thời gian chạy quảng cáo, hiệu quả của quảng cáo sẽ bị giảm và lúc đó bạn sẽ không biết vấn đề nằm ở đâu, target đúng sai chỗ nào. Khi chọn nhiều hơn 1 sở thích hành vi bạn sẽ chả biết thay đổi cái nào cả. Sẽ khó khăn cho việc đo lường hiệu quả.
Tối ưu quảng cáo là tối ưu tất cả các cú click chuột trên nền quảng cáo Faebook.
Chúc các bạn thành công!