Ở phần trước chúng ta đã biết 3 cách để làm content cuốn hút là: đánh vào trí tò mò của độc giả, hứa hẹn mang lại lợi ích, và làm tăng cảm xúc và yếu tố trải nghiệm.
Phần này chúng ta sẽ đi cụ thể hơn cách áp dụng trong từng ví dụ
✔️Đánh vào trí tò mò của độc giả: người ta hoàn toàn không tò mò những gì họ đã biết. Rất ít người tò mò những gì hoàn toàn không biết. Phần lớn chúng ta tò mò những gì chúng ta chỉ biết 1 phần. Nghĩa là 1 phần biết, 1 phần chưa biết mới chính là nguyên nhân gây tò mò (Tác giả của cuốn sách “Khiêu Vũ với ngòi bút” đã so sánh nó giống như chiếc váy của phụ nữ )
Ví dụ:
“vì sao con gái nên mặc váy?” Thông tin đã biết là “con gái nên mặc váy”, thông tin chưa biết là “nguyên nhân vì sao”. Bạn sẽ tò mò vì cái thông tin chưa biết này.
Các báo hay viết:
“ chàng trai chuẩn bị màn tỏ tình công phu và cái kết đầy tủi hờn” → thông tin đã biết là có câu chuyện một chàng trai tỏ tình với cô gái, có một kết cục không tốt đẹp, thông tin chưa biết là cụ thể tủi hờn như thế nào. Bạn thật sự muốn tò mò kết cuộc
“Pháp sư indonesia nhảy xuống hồ cá sấu và cái kết” → bạn tò mò muốn biết pháp sư này có bị ăn thịt hay không!
“ngoại tình với gái xinh đẹp có chồng và cái kết siêu hài” → bạn tò mò muốn biết ngoại tình thì có kết quả như thế nào
Ở đây từ “siêu hài”, “tủi hờn” hé lộ một ít thông tin nhưng vẫn giữ bí mật, do đó nó làm tăng tính tò mò.
Viết bài quảng cáo bạn có thể viết tiêu đề như sau:
“Cứ 10 người dùng sản phẩm này thì 9 người trở thành khách hàng trung thành”
“Tôi vừa bị shop TEN_SHOP_CỦA_BẠN lừa mất 500K”
“Nhìn là mê – ăn là ghiền”
→ khách sẽ tò mò đọc bài của bạn. Đây là tính cuốn hút tạo bởi trí tò mò. Tính cuốn hút nên được tạo ra ở tiêu đề, đoạn văn đầu tiên, và phần liên kết giữa các đoạn. Nếu bạn đọc truyện tiểu thuyết nhiều chương (hồi) thì bạn sẽ thấy gần cuối chương sẽ có sự kiện đến mức kịch tính mà phải qua chương kế tiếp bạn mới biết kết cuộc ra sao. Đây là tạo tính cuốn hút để người xem phải xem tiếp chương kế. Giải quyết vấn đề đó thì đến giữa chương, rồi gần cuối chương lại xuất hiện vấn đề kế tiếp mà qua chương nữa mới giải quyết được, cứ như vậy.. Làm cho người đọc xem hết chương này đến chương khác, đến hết truyện luôn.
Ở khuôn khổ của bài viết này tôi chỉ dùng ví dụ ở tiêu đề cho ngắn gọn dễ hiểu
✔️ Hứa hẹn mang lại lợi ích: rất nhiều các bài quảng cáo hiện nay đang hứa hẹn lợi ích ở phần đầu như tiêu đề/ mở bài.
Ví dụ:
“Phụ nữ nên làm gì để vừa xinh đẹp vừa kiếm được nhiều tiền?” → Lợi ích ở đây là xinh đẹp, và kiếm được nhiều tiền.
“Hết mụn sau 3 ngày, hết thâm sau 2 tuần, bảo hành vĩnh viễn” → lợi ích là hết mụn hết thâm chỉ trong thời gian ngắn
“KEM HÀN QUỐC MỚI XUẤT HIỆN TẠI SÀI GÒN: VỪA NGON, VỪA BẢO VỆ SỨC KHỎE” → lợi ích là kem ngon và bảo vệ sức khỏe
Hứa hẹn lợi ích thường rất hấp dẫn, nó chỉ không cuốn hút trong trường hợp đã bị nhàm chán, nghĩa là người đọc đã nghe ở đâu đó và khi bạn nói giống như vậy thì họ nghĩ bạn cũng như chỗ khác mà thôi. Do đó trong content bạn dù hứa hẹn nhưng mỗi content cần phải khác biệt: từ ngữ, trong cách diễn đạt, hoặc từ ý tưởn
✔️ Cảm xúc và trải nghiệm: làm sao để tăng cảm xúc ?
Khi làm quảng cáo cho shop điện thoại bên Nhật, tôi đã sử dụng 1 loại cảm xúc, đó là: lòng yêu nước, nhớ về quê hương và sự yêu thích thương hiệu. Hình ảnh tôi thể hiện là ‘yêu Việt Nam, và yêu Iphone’ ( trái tim bên cạnh), còn nội dung thì ngắn gọn khơi gợi lên cảm xúc có sẵn trong lòng người đọc:
“Dành cho những người:
Yêu Việt Nam
Thích xài iphone
Mua hàng uy tín, đảm bảo”
Kết quả nhận được sự tương tác rất tốt. Người ta hành động khi có cảm xúc ( nguyên nhân tại sao tôi sẽ giải thích ở các bài sau), do đó nếu bạn khơi gợi được hay tạo được cảm xúc trong lòng người đọc, họ sẽ hành động mà ít đi toan tính ( ví dụ dù giá bạn bán có cao hơn chỗ khác họ vẫn cứ mua khi có cảm xúc). Hành động thấy rõ nhất đó là tương tác mạnh: like, comment, share sẽ nhiều lên
Khi làm quảng cáo thuốc bổ sung cho bà mẹ, tôi dùng cảm xúc tình mẫu tử:
“Nhìn ngắm con yêu chào đời là giây phút thiêng liêng nhất của mẹ
Cho con đầy đủ dinh dưỡng để khỏe mạnh & amp; thông minh là việc làm đúng đắn nhất mà các mẹ nên làm”
Câu đầu nhắc lại trải nghiệm của người mẹ, khơi gợi lên cảm xúc yêu thương. Để sau đó thúc đẩy hành động, hành động ở đây là tìm cách cho con có đầy đủ dinh dưỡng và khỏe mạnh. Đo đó các bà mẹ sẽ đọc tiếp nội dung ở đây, làm tăng tính cuốn hút.
Cảm xúc nếu đủ lớn không chỉ làm tăng tính cuốn hút mà còn thúc đẩy hành động như mua hàng, để lại số điện thoại, chia sẻ hay làm điều gì khác. Để hiểu vài trò của cảm xúc bạn hãy đón xem các bài kế tiếp của tôi nhé.
(Còn tiếp) Tuyển tập bí kíp content marketing từ a-z (phần 7)