VIRAL – CHUYỆN CHƯA KỂ

Với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của Digital Marketing, “viral” đã không còn là một khái niệm xa lạ, đặc biệt gần đây hàng loạt nhãn hàng đã chạy những campaign viral và thu về thành công vang dội. Tuy nhiên, theo Bùi Lê Mỹ Dung – founder của Xưởng Content, người ta đang quá lạm dụng viral trong khi còn chưa kịp hiểu kỹ viral là gì. Sau đây sẽ là 10 chia sẻ của founder này về viral và những điều chưa kể.

1. VIRAL không phải là “truyền miệng”. Truyền miệng chỉ là một trong cách phương thức để viral.

2. Có nhiều loại content để VIRAL, không chỉ có video/clip, mặc dù nó đang là loại content có khả năng viral tốt nhất, nhưng không nên đóng khung nó.

3. Không có ai dám chắc 100% 1 content sẽ viral, đơn giản chỉ là lên phương án và thực hiện. Nhiều content chính người tạo cũng bất ngờ khi nó viral được, nhiều dự án đổ tiền tỷ vẫn xịt. Nên hãy cứ “tạo content” và “lên phương án viral”, đừng quá áp đặt.

4. Cơ chế của VIRAL tương tự như cách 1 con VIRUS phát tán, nó lan truyền theo cấp số nhân, bằng rất nhiều phương thức. VD ban đầu từ TVC (xuất bản) -> MXH (phát tán) -> Word of Mouth (nhân bản) -> KOLs/News (bùng nổ)….

5. Đừng nghĩ có thể thực hiện campaign viral ở thời điểm này nếu không có “kênh mồi”, nghĩa là bạn đứng giữa đám đông để nói, có một đám người (mồi) hú hét theo (hơi cường điệu nhưng kiểu thế) để gây sự chú ý, sau đó cứ thế mới viral được. Chứ đừng chăm chăm vào cái “content viral” của bạn rồi nghĩ chỉ cần public là sẽ bùng nổ ngay.

6. Chú ý đến mục đích cuối cùng, nhiều người làm viral và viral thật, nhưng mải mê đuổi theo views mà quên mất mục đích ban đầu. VD như 1 brand đổ mấy tỷ vào clip viral muốn PR tên tuổi, clip cũng hay, cũng được hưởng ứng nhưng người ta chỉ biết đến câu chuyện mà chả nhớ brand đó là gì thì là thất bại!

7. Hãy đơn giản! – Đó là lời khuyên cho người sản xuất idea, thật tự nhiên, ngắn gọn, dễ hiểu sẽ tối ưu hơn là idea ý nghĩa sâu xa khó hiểu. Thái Lan họ làm rất tốt điều này trong các campaign viral. Tiếc là người Việt Nam lại nghĩ đơn giản quá, như là việc bê nguyên idea của họ về, cũng viral nhưng mấy người làm creative như mình thấy hổ thẹn lắm :’))

8. ÂM NHẠC & KOLs, hãy lưu ý đến 2 điều này đầu tiên nếu có ý tưởng về viral, nó là “tên lửa” giúp viral nhanh hơn. Âm nhạc giúp ghi nhớ lâu hơn và KOLs giúp gia tăng sự chú ý.

9. Viral không rẻ! Chi phí bỏ ra cho idea có khi nhiều gấp mấy lần chi phí sản xuất, nên đừng tính toán phần sản xuất để trả chi phí cho 1 campaign viral.

10. Đừng thần thánh hóa viral. Nghĩa là đừng thấy người ta làm viral cũng đem về nhà mình làm bằng được, đổ bao nhiêu tiền để thỏa mãn bản thân nhiều hơn thỏa mãn khách hàng. Cứ tập trung vào chiến lược marketing/PR cho thật tốt đã. Đặc biệt, viral thích hợp hơn với các sản phẩm có khách hàng/công chúng phổ thông/các thương hiệu lớn. Nếu thương hiệu mình chưa đủ lớn, thị trường ngách hay đối tượng khách hàng hẹp thì chưa cần.

Hy vọng sau những chia sẻ này, nhiều người sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn, có chiến lược bài bản hơn, cũng như thấu hiểu cho các agency đứng sau các campaign viral.