Ngày nay, khi mà các ứng dụng tin nhắn đang trở thành lựa chọn số một cho rất nhiều thương hiệu trong việc tiếp cập người tiêu dùng, thì Chatbot càng khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng của mình. Cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và phần mềm xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), Chatbot đã chứng minh được sự tinh vi và linh hoạt trong việc phản hồi và tương tác với người mua hàng trên website cũng như tự động hóa nhiều quy tình kinh doanh khác.
Nhờ có ưu điểm là giải quyết nhanh chóng các dịch vụ chăm sóc khách hàng, Chatbot đang góp phần làm gia tăng doanh số bán hàng của không ít các thương hiệu, đồng thời hỗ trợ triển khai chiến lược bán hàng và tăng nhận diện thương hiệu của mình.
Hãy cùng OPP Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về Chatbot trong marketing và bán hàng thông qua những công năng điển hình qua bài viết dưới đây nhé!
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Hãy thử nhớ tới những lần trò chuyện với một người lạ, bạn có thấy rằng bản thân sẽ bị ấn tượng nhiều hơn nếu như người đó biết đến tên của bạn ngay từ khi bắt đầu. Dựa trên những quan sát này, các nhà sáng lập đã tích hợp Chatbot với nhiều kênh mạng xã hội nhằm thu thập dữ liệu về mọi đối tượng tham gia tương tác.
Chính vì vậy ngay khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, Chatbot có thể nắm bắt bản chất vấn đề một cách nhanh chóng, phản hồi chính xác và chủ động mở rộng cuộc nói chuyện bằng cách đưa ra lời khuyên mua sắm cho từng cá nhân dựa trên lược sử tìm kiếm và mối quan tâm, sở thích của họ.
Tăng khả năng tương tác
Chatbot độc đáo bởi chúng vừa có khả năng tương tác với khách hàng, lại vừa có thể chủ động kéo dài các cuộc hội thoại đã diễn ra. Điều đó cũng có nghĩa là, khách hàng có thể cảm thấy kết nối thực và lâu hơn so với việc sử dụng những hình thức tiếp thị khác.
Ví dụ điển hình nhất đó là khi bạn đầu tư vào việc xây dựng video trình chiếu nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, điểm yếu nhất của video nằm ở việc, dù được đầu tư kỹ lưỡng về hình ảnh và chau chuốt về nội dung sao cho hấp dẫn nhất có thể nhưng khi video kết thúc, tất cả thông tin mà người xem nhận được cũng sẽ dừng lại theo. Chatbot lại khác, với khả năng học hỏi trong quá trình tương tác, chúng có thể phát hiện ra những đặc tính nổi bật của người dùng để gửi các thông tin khác, liên quan đến thương hiệu hay sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đặc biệt quan tâm nhiều hơn.
Có thể nói, thông qua khả năng tương tác, hội thoại một cách cá nhân hóa, Chatbot đang giúp doanh nghiệp bán hàng theo hai chiến lược Up-sell và Cross-sell.
Mở rộng tiếp cận đối tượng
Chính vì cơ chế hoạt động dựa trên social media nên đối tượng tiếp cận của Chatbot gần như vô hạn. Đồng thời, với khả năng phân tích và nắm bắt nhân khẩu học do dược tích hợp trên nhiều ứng dụng nhắn tin, Chatbot giúp cho người sử dụng phục vụ khách hàng hiệu quả hơn. Từ đó lần lượt mở ra các cơ hội mới giúp bạn nâng cao doanh số bán hàng.
Thu thập – phân tích dữ liệu
Chúng ta đều biết rằng, để khách hàng điền thông tin vào phiếu khảo sát cần phải có nhiều động lực thúc đẩy như: tặng phiếu giảm giá mua hàng, quà tặng khuyến mại,… Tuy nhiên, nhờ có Chatbot, công việc khảo sát tiêu tốn thời gian đã không còn là gánh nặng nữa. Chatbot có thể thu thập ý kiến khách hàng bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi trong các đoạn hội thoại hết sức tự nhiên.
Thêm vào đó, Chatbot sẽ tự động phân tích và đánh giá toàn bộ thông tin ngay khi thu thập được, giúp bạn có cái nhìn bao quát về toàn bộ những gì mà khách hàng thực sự mong muốn. Từ đó có thể xây dựng chiến lược tiếp thị đánh gọn như cầu tiêu dùng trong nước.
Gửi thông báo có liên quan
Để tránh việc “tấn công” khách hàng dồn dập bằng một loạt email và tin nhắn văn bản, Chatbot được tích hợp tính năng gửi thông báo tới từng cá nhân thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Dựa trên tính năng phân tích và nắm bắt dữ liệu, thông tin được gửi đi được đảm bảo tính an toàn, hữu ích, tránh tình trạng spam diễn ra.
Chatbot hấp dẫn trong giao tiếp
Ngay từ đầu, mục đích chính của Chatbot là cung cấp các thông tin chất lượng đến khách hàng. Để làm được điều đó, Chatbot đã được cải tiến liên tục, giúp cho việc tương tác trở nên thú vị hơn nhiều, nhằm tiếp xúc sâu với khách hàng mà không đem lại cảm giác nhàm chán.
Ví dụ về Chatbot của Whole Foods – cho phép người tiêu dùng tìm kiếm công thức nấu ăn thông qua Facebook Messenger bằng cách sử dụng các biểu tượng cảm xúc (emojis) đơn giản.
Chatbot này cho thấy việc chú trọng vào cảm xúc của người dùng sẽ để lại ấn tượng lâu dài, góp phần làm gia tăng lượt truy cập vào trang web của bạn.
Chủ động tương tác khách hàng
Để tránh tình trạng thương hiệu thụ động trong việc xử lý tương tác của khách hàng, Chatbot trong marketing được lập tình để có thể tự động gửi thông báo chào mừng ngay khi có người đặt chân tới website của bạn. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy danh tiếng thương hiệu, tăng tương tác cũng như có hiệu ứng tích cực tới doanh số bán hàng.
Chăm sóc khách hàng
Là một phần thiết yếu trong chiến lược tiếp thị của mỗi công ty, tuy nhiên nuôi dưỡng và chăm sóc khách hàng luôn tiêu tốn rất nhiều thời gian của người bán hàng. Để cải thiện tình trạng đó, Chatbot có thể giúp đỡ người mua từ khi họ bắt đầu đặt chân vào web cho đến khi họ nhận được đơn hàng của mình.
Đổi mới nhận diện thương hiệu
Cùng với việc có thể chăm sóc khách hàng 24/24, Chatbot trong marketing giúp cho thương hiệu của bạn luôn tươi mới và năng động trong mắt khách hàng. Chính sự linh hoạt và nhanh nhạy của Chatbot sẽ giúp cho thời gian chăm sóc khách hàng được tiết kiệm, đồng thời tạo ra sự khác biệt hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác.
Phương pháp kiến tạo Chatbot trong marketing riêng biệt
Trong khi ý tưởng tạo ra một Chatbot được trang bị trí thông minh nhân tạo khiến cho nhiều doanh nghiệp thoái chí, thì các nền tảng xây dựng Chatbot như ChattyPeople đã khiến mọi người có ánh nhìn khả quan hơn. Không cần kiến thức mã hóa cũng chẳng cần phải tốn quá nhiều chi phí, ChattyPeople sẽ giúp bạn tạo ra một Chatbot chỉ trong vòng vài phút.
Đối với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ nghiên cứu máy móc để phát triển ứng dụng dữ liệu cho tất cả các loại hình kinh doanh, Chatbot được tạo lập bằng ChattyPeople có thể:
– Tạo động cơ tiêu dùng bằng cách tăng cường mời chào và khuyến mãi tùy theo nhu cầu khách hàng.
– Nhận biết sự khác nhau của từ và cụm từ tìm kiếm.
– Tích hợp với các ứng dụng nhắn tin ưa thích.
– Thực hiện thanh toán trực tiếp từ các trang bán hàng thông qua các hệ thống thanh toán chính.
Có thể nói ứng dụng nhắn tin đã trở thành điểm đến hàng đầu cho mọi thương hiệu nhằm tiếp cận người tiêu dùng, bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi Chatbot ngày càng trở nên phổ biến. Bằng việc triển khai Chatbot cho chiến lược tiếp thị, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu đối tượng mục tiêu, điều chỉnh nỗ lực tiếp thị đồng thời tiếp cận người tiêu dùng mới và kiếm tiền từ các kênh bán hàng của bạn.