9 Giai đoạn quan trọng của một kế hoạch SEO mang tính chiến lược

Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều hiểu các khái niệm cơ bản về SEO và tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, khi nói đến việc phát triển và thực hiện chiến lược SEO hợp lý, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn và đôi khi là có thể bỏ sót những bước đi mang tính chiến lược. Vậy nên, một kế hoạch SEO tổng thể là điều không thể thiếu trước khi bạn thực hiện SEO cho hoạt động Marketing.

9 Giai đoạn quan trọng của một kế hoạch SEO mang tính chiến lược

9 Giai đoạn quan trọng của một kế hoạch SEO mang tính chiến lược (Ảnh: serpstat)

Trong bài viết dưới đây, MarketingAI sẽ bật mí cho bạn đọc 9 giai đoạn quan trọng của một kế hoạch SEO mang tính chiến lược.

>>> Xem thêm: SEM là gì?

1. Lập danh sách các chủ đề

Từ khóa là cốt lõi của SEO, nhưng thực ra chúng không phải là bước đầu tiên của một kế hoạch SEO. Bước đầu tiên của bạn là lập danh sách các chủ đề bạn muốn đề cập xuyên suốt trong một giai đoạn.

Để bắt đầu, hãy biên soạn danh sách khoảng 10 từ và thuật ngữ ngắn liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sử dụng Google’s Keyword Tool – Công cụ phân tích từ khóa của Google để xác định số lượng tìm kiếm của khách hàng với những thuật ngữ liên quan và lựa chọn ra các chỉ đề có ý nghĩa tốt nhất với SEO cho doanh nghiệp của bạn.

Liên kết các chủ đề này với các từ khóa đuôi ngắn phổ biến, nhưng bạn không xuất bản các bài đăng trên blog cho các từ khóa này. Vì những từ khóa này mang tính cạnh tranh lớn nếu muốn xếp hạng cao trên Google nếu bạn mới bắt đầu tối ưu hóa trang web của mình cho tìm kiếm.

Sử dụng khối lượng tìm kiếm và chỉ số cạnh tranh làm thước đo của bạn, thu hẹp danh sách xuống còn 10-15 từ khóa đuôi ngắn quan trọng đối với bạn và những đối tượng khách hàng của bạn đang tìm kiếm. Sau đó xếp hạng danh sách này theo thứ tự ưu tiên, dựa trên lượng tìm kiếm hàng tháng và mức độ phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Sau đó, doanh nghiệp sẽ xác định một loạt các từ khóa đuôi dài liên quan đến từ khóa đuôi ngắn đó, có lượng tìm kiếm hàng tháng hợp lý và xoy quanh chủ đề của từ khóa đuôi ngắn. Chúng ta sẽ nói nhiều hơn về những từ khóa đuôi dài này trong bước tiếp theo của quy trình này.

Lập danh sách các chủ đề khi lên kế hoạch SEO

Lập danh sách các chủ đề khi lên kế hoạch SEO (Ảnh: Internet)

2. Lập danh sách các từ khóa đuôi dài dựa trên các chủ đề

Bước thứ 2 của kế hoạch SEO, bạn sẽ bắt đầu tối ưu hóa các trang của mình cho các từ khóa cụ thể. Đối với mỗi chủ đề bạn đã xác định, hãy sử dụng từ khóa của bạn để xác định 5 đến 10 từ khóa đuôi dài đào sâu vào từ khóa chủ đề ban đầu.

Ví dụ như tạo nội dung về chủ đề “SEO” thì rất khó để xếp hạng tốt trên Google cho một chủ đề phổ biến như vậy. Chúng ta còn có nguy cơ cạnh tranh với nội dung của chính mình bằng cách tạo nhiều trang đều nhắm mục tiêu cùng một từ khóa và có khả năng là cùng một trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP). Do đó, cần tạo nội dung về tiến hành nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa hình ảnh cho các công cụ tìm kiếm, tạo chiến lược SEO và các chủ đề phụ khác trong SEO.

Điều này cho phép một doanh nghiệp thu hút những người có sở thích và mối quan tâm khác nhau về việc sở hữu sản phẩm và cuối cùng tạo ra nhiều điểm vào cho những người quan tâm đến việc mua thứ gì đó.

Sử dụng các chủ đề phụ để đưa ra ý tưởng bài đăng trên blog hoặc trang web giải thích một khái niệm cụ thể trong từng chủ đề lớn hơn mà bạn đã xác định trong Bước 1. Ghim các chủ đề phụ này vào công cụ nghiên cứu từ khóa của bạn để xác định các từ khóa dài để dựa trên mỗi bài đăng blog.

Những chủ đề phụ tạo ra một cụm. Vì vậy, nếu bạn có 10 chủ đề chính, mỗi chủ đề nên được chuẩn bị để hỗ trợ một cụm gồm 5 đến 10 chủ đề nhỏ. Mô hình SEO này được gọi là “cụm chủ đề” và các thuật toán công cụ tìm kiếm hiện đại phụ thuộc vào chúng để kết nối người dùng với thông tin họ đang tìm kiếm.

Đây là một đoạn video ngắn về khái niệm này:

Lập danh sách cá từ khóa đuôi dài dựa trên các chủ đề phù hợp với kế hoạch SEO ban đầu (Ảnh: Internet)

Nội dung của bạn càng cụ thể, nhu cầu của khán giả càng cụ thể và càng có nhiều khả năng bạn sẽ chuyển đổi lưu lượng truy cập này thành khách hàng tiềm năng. Đây là cách Google tìm thấy giá trị trong các trang web mà nó thu thập dữ liệu; các trang đào sâu vào các hoạt động cụ thể hơn của một chủ đề chung được xem là câu trả lời tốt nhất cho truy vấn của một người và sẽ giúp trang của bạn xếp hạng cao hơn.

3. Xây dựng các trang cho mỗi chủ đề trong kế hoạch SEO

Lấy 10 chủ đề chính bạn đã đưa ra trong Bước 1 và tạo một trang (web page) cho mỗi chủ đề ở cấp độ cao, sử dụng các từ khóa đuôi dài mà bạn đã đưa ra cho mỗi cụm trong Bước 2. Mỗi trang chính (Pillar Page) là một mục lục. Ví dụ trang Pillar Page cho từ khóa “SEO” có thể bao gồm mô tả SEO ngắn gọn, giới thiệu về nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa hình ảnh, chiến lược SEO và các chủ đề phụ khác. Hãy nghĩ về mỗi Pillar Page như một mục lục, trong đó bạn đang giới thiệu cho độc giả về những chủ đề nhỏ mà bạn sẽ giải thích trong các bài đăng trên blog.

Sử dụng danh sách từ khóa của bạn để xác định có bao nhiêu Pillar Page khác nhau mà bạn nên tạo. Cuối cùng, số lượng chủ đề mà bạn tạo Pillar Page phải trùng với số lượng sản phẩm, dịch vụ và địa điểm khác nhau mà doanh nghiệp của bạn cung cấp. Điều này sẽ giúp khách hàng tiềm năng và khách hàng của bạn dễ dàng tìm thấy bạn hơn trong các công cụ tìm kiếm cho dù họ sử dụng từ khóa nào.

Mỗi trang web page cần bao gồm nội dung có liên quan tới khách hàng tiềm năng và khách hàng của bạn và nên bao gồm hình ảnh, liên kết đến các trang trên trang web của bạn để nâng cao trải nghiệm người dùng.

4. Thiết lập một blog

Viết blog có thể là một cách tuỵệt vời để tăng xếp hạng các từ khóa và thu hút người dùng trang web của bạn. Mỗi bài đăng trên blog là một webpage mới cung cấp cho bạn một cơ hội để xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có blog, hãy thiết lập một blog. Đây là nơi bạn sẽ giải thích chi tiết về từng chủ đề phụ và bắt đầu hiển diện trên Google.

>> Xem thêm: Bạn đã thực sự hiểu Blog là gì? Cách bắt đầu một Blog như thế nào?

Khi bạn viết từng bài đăng trên blog, bạn nên làm ba điều:

  1. Đầu tiên, không bao gồm từ khóa đuôi dài của bạn nhiều hơn ba hoặc bốn lần trên toàn trang. Google không xem xét các từ khóa chính xác như trước đây. Trên thực tế, quá nhiều trường hợp từ khóa của bạn có thể là cờ đỏ cho các công cụ tìm kiếm mà bạn đang “nhồi nhét từ khóa”. Điều này có thể xử phạt trang web và giảm thứ hạng của bạn.
  2. Thứ hai, liên kết ra Pillar page bạn đã tạo về chủ đề này. Bạn có thể thực hiện việc này dưới dạng tag trong CMS của bạn hoặc dưới dạng Anchor Text cơ bản trong phần thân bài viết.
  3. Khi bạn xuất bản mỗi bài đăng trên blog, liên kết vào nó từ Pillar Page để hỗ trợ chủ đề phụ này. Tìm những chỗ trong Pillar Page phù hợp để giới thiệu chủ đề phụ của blog này và đặt liên kết nó ở đó.

Bằng cách kết nối cả Pillar Page và cụm theo cách này, Google hiểu được mối quan hệ giữa từ khóa đuôi dài và chủ đề bao quát mà bạn đang cố gắng xếp hạng.

5. Đăng bài trên Blog mỗi tuần để tăng chỉ số Page Authority

Page Authority (PA) là chỉ số (trên thang điểm 100) được phát triển bởi Moz có thể dự đoán một trang cụ thể sẽ xếp hạng như thế nào trên công cụ tìm kiếm.

Đăng bài trên Blog mỗi tuần để tăng chỉ số PA - Chỉ số quan trọng đối với kết quả của kế hoạch SEO nói chung và website nói riêng (Ảnh: Medium)

Đăng bài trên Blog mỗi tuần để tăng chỉ số PA – Chỉ số quan trọng đối với kết quả của kế hoạch SEO nói chung và website nói riêng (Ảnh: Medium)

Không phải tất cả các bài đăng blog hoặc trang web bạn viết cần phải thuộc về một cụm chủ đề. Việc xuất bản các bài viết về các chủ đề khách hàng của bạn quan tâm để tăng PA với Google. Điều này sẽ khiến Google chú ý thêm tên miền của bạn khi bạn thêm nội dung vào các chủ đề chính của mình.

Vậy nên, hãy đăng bài viết blog ít nhất một lần một tuần. Các bài viết blog chủ yếu cho khán giả của bạn, không phải các công cụ tìm kiếm. Viết về những điều mà khán giả và khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm, đảm bảo bạn bao gồm các từ khóa có liên quan thì khán giả của bạn sẽ dần bắt đầu chú ý và click vào.

6. Tạo một kế hoạch xây dựng liên kết (Link Building)

Năm bước đầu tiên của kế hoạch SEO được dành riêng cho chiến thuật SEO On page. Xây dựng liên kết là mục tiêu chính của SEO Off page và cũng là một yếu tố rất lớn trong cách các công cụ tìm kiếm xếp hạng các trang web của bạn.

Link Building hay xây dựng liên kết là quá trình thu hút các Backlinks từ các website khác trỏ về website cần SEO. Theo nguyên tắc chung, trang web gốc có càng nhiều trang, thì ảnh hưởng của nó sẽ càng lớn đối với thứ hạng của trang web mà nó đang liên kết.

Dành một chút thời gian để xem xét tất cả các cách khác nhau mà bạn có thể thu hút các Backlinks đến trang web của bạn. Có thể chia sẻ liên kết của bạn với các doanh nghiệp địa phương khác để đổi lấy liên kết đến trang web của họ. Viết một vài bài đăng trên blog và chia sẻ chúng trên Twitter, Facebook,… Cân nhắc việc tiếp cận các blogger khác để có cơ hội viết blog cho khách thông qua đó bạn có thể liên kết lại với trang web của mình.

Một cách tuyệt vời khác để thu hút các Backlinks là sử dụng blog của bạn để đăng các bài viết liên quan đến các sự kiện hoặc tin tức hiện tại. Bằng cách đó, bạn đã có được liên kết từ một người có ảnh hưởng trong ngành hoặc các blogger khác trong ngành của bạn.

7. Nén các nội dung (ảnh,video) để tăng tốc độ tải trang

Đây là một bước nhỏ nhưng quan trọng trong quy trình SEO. Khi blog hoặc trang web của bạn phát triển, chắc chắn bạn sẽ có nhiều hình ảnh, video và phương tiện liên quan hơn để lưu trữ ở đó. Những tài sản trực quan này có thể giúp duy trì sự chú ý của khách truy cập của bạn.

Theo nguyên tắc chung, kích thước tệp càng lớn, trình duyệt internet càng khó hiển thị trang web của bạn. Và thực tế là tốc độ trang là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất khi các công cụ tìm kiếm quyết định nơi đặt nội dung của bạn trong chỉ mục của nó.

Vì vậy, kích thước tệp càng nhỏ, trang web của bạn sẽ tải càng nhanh và kết quả bạn có thể xếp hạng trên Google càng cao. bạn nên sử dụng công cụ nén hình ảnh để giảm kích thước tệp trước khi tải nó lên blog của mình. Các trang web như TinyPNG, Imagecompressor giúp dễ dàng nén hình ảnh hàng loạt, Squoosh của Google giúp thu nhỏ kích thước tệp hình ảnh xuống mức cực nhỏ..

8. Luôn cập nhật tin tức và cách thực hành SEO

Giống như việc Marketing tổng thể, công cụ tìm kiếm luôn phát triển. Theo kịp các xu hướng hiện tại và các cập nhật mới là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng có nhiều nguồn trực tuyến có thể giúp bạn dễ dàng theo kịp các tin tức SEO và các thay đổi có thể ảnh hưởng đến trang web và chiến lược SEO của bạn.

Dưới đây là một nguồn bạn có thể dùng để kiểm tra: SEOmoz, SEOBook. Search Engine Roundtable. Search Engine Land và This Blog.

9. Đo lường và theo dõi kết quả

Đo lường và theo dõi kết quả của kế hoach SEO

Đo lường và theo dõi kết quả của kế hoach SEO (Ảnh: Search Engine Journal)

Bước cuối cùng của một kế hoạch SEO chính là việc đo lường và theo dõi kết quả. Có nhiều số liệu bạn có thể theo dõi hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng để giữ cho kế hoạch SEO của bạn theo dõi và đo lường sự thành công của bạn.

Hãy tìm một công cụ cho phép bạn theo dõi cả số lưu lượng truy cập chung và cách các trang của bạn được xếp hạng theo từng từ khóa đuôi dài mà các trang của bạn nhắm mục tiêu. Nếu bạn chưa biết nên chọn công cụ nào thì SEMrush là một công cụ báo cáo tuyệt vời và miễn phí để đo lường kết quả của kế hoạch SEO.

Tạo bảng điều khiển hàng tháng bằng Excel, Google Sheets hoặc các trang web phân tích để bạn có thể theo dõi lượng lưu lượng truy cập đến trang web của mình từ tìm kiếm không phải trả tiền.

Ngoài ra, theo dõi các trang được lập chỉ mục, khách hàng tiềm năng, ROI, liên kết, từ khóa và xếp hạng thực tế của bạn trên SERPs (trang kết quả của công cụ tìm kiếm) có thể giúp bạn nhận ra thành công cũng như xác định được các cơ hội.

Theo Hubspot

Ngọc Mai – MarkeitngAI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *