Apple bỏ ra 10 tỷ USD chỉ để làm Content Marketing

Content Marketing không phải là tăng tỷ lệ chuyển đổi, không phải Like, cũng chẳng phải Comment. Apple chi 10 tỷ USD làm Content Marketing, nhưng cũng chỉ là trò chơi may rủi với 1 canh bạc.

Vài năm trước, thông tin Apple đầu tư 10 tỷ đô cho hoạt động sáng tạo nội dung gốc ( Original content- loại nội dung mới hoàn toàn và là một phần của Content Marketing ) đã khiến cổ phiếu của Netflix và các công ty truyền thông khác trong ngành phải chấn động.  Nhưng, không lâu sau khi thông tin được tung ra thị trường, cổ phiếu của những công ty này dường như không bị tác động.

Và lần này, trong chiến dịch Content Marketing của họ, Apple có thể cho ra thước phim Video chất lượng cao gấp 10 lần so với HBO. Và hơn nữa những nội dung gốc này của hãng dự tính sẽ được truyền tải thông qua các dịch vụ lưu trú âm nhạc, hoặc sẽ sử dụng Video hoàn toàn mới.

10 tỷ USD ( tương đương khoảng 22 nghìn 700 tỷ VNĐ), đây rõ ràng là khoản tiền lớn, vậy nếu như đầu tư khoản tiền này vào hoạt động Content Marketing thì có lớn không ?

Tại Mỹ, những doanh nghiệp công nghệ lớn như Netflix có kế hoạch đầu tư chi phí cho nội dung đạt tới 60 tỷ USD, và Amazon cũng khá mạnh tay chi đến 40 tỷ USD cho hoạt động Content Marketing. Ngoài ra những mạng xã hội lớn như Youtube và Facebook cũng thực hiện kế hoạch phát triển nội dung gốc.

Các công ty truyền thông lấy hoạt động sản xuất nội dung làm nghiệp vụ chủ đạo, và họ không ngừng giao thiệp tạo dựng mối quan hệ với Hollywood. HBO mỗi năm chi ra khoảng 20 tỷ USD để sản xuất Content Marketing, và quá nửa số tiền này được chi cho hoạt động sản xuất nội dung gốc. Chi phí để sản xuất phim Video rất đắt đỏ, theo tìm hiểu về Game of Thrones , chi phí mỗi mùa có thể tới 10 triệu USD, mỗi tập khác nhau chi ra từ 2 triệu-5 triệu USD.

Alibaba của Trung Quốc, mỗi năm cũng bỏ ra 166 tỷ Nhân dân tệ để sản xuất nội dung gốc. Hãng này tập trung phân phối nội dung trên các kênh Video nội địa và báo mạng internet. Song hoạt động quảng cáo truyền thông của các doanh nghiệp trong nước này không quy hoạch rõ ràng, và hoạt động quảng bá-quảng cáo sản phẩm hàng hóa có rất nhiều trên các kênh truyền hình, Video….

Đối với Apple có thể thấy, 10 tỷ USD chẳng qua chỉ là giọt muối bỏ biển trong thị trường Content Marketing mà thôi.

Đương nhiên, đây không phải lần đầu Apple bước vào thị trường nội dung gốc, trước đây Apple cũng có những động thái mạnh mẽ thể hiện qua: Planet of the Apps và Carpool Karaoke. Tuy nhiên 2 hoạt động này không mang lại hiệu quả lớn.

Những người làm Marketing như chúng ta đều hiểu rằng, thị trường không phải là một môi trường có trạng thái bị động. Mặc dù Apple đã chi ra một khoản tiền không nhỏ cho Content Marketing, những cũng không chắc chắn kế hoạch sẽ thành công, thực tế này càng nguy hiểm hơn khi đối thủ cạnh tranh sẵn sàng đầu tư nhiều tiền hơn.

Trên thị trường Content Marketing hiện nay, có rất nhiều công ty truyền thông không hề thích Netflix, bởi vì công ty Netflix quá mạnh tay trong kế hoạch làm Content Marketing và quan trọng hơn là nội dung gốc, điều này khiến chi phí giá thành sản phẩm tăng mạnh và ảnh hưởng rất lớn đến vị thế thương hiệu, năng lực cạnh tranh của nhiều công ty khác trên thị trường.

Apple rõ ràng chi ra khoản tiền lớn, nhưng đi trên con đường Content Marketing không hề dễ dàng, muốn tạo ra những Nội dung tốt hơn họ cần nhiều hơn thời gian và giảm bớt chi phí nhưng vẫn chắc chắn giá trị của Content Marketing không bị giảm bớt.

Nếu chỉ có nội dung giá trị thôi thì chưa đủ, đó chỉ là điều kiện cần để cộng đồng hiểu và biết về Apple, vậy còn đối thủ cạnh tranh thì sao ? Và điều này bắt buộc Apple phải sáng tạo nội dung khác biệt hoàn toàn và đủ khả năng cạnh tranh với Content Marketing của đối thủ.

Thị trường Content Marketing tại Việt Nam còn rất mới để những người làm Marketing có thể “vùng vẫy”. Okay, tôi để chủ đề mở làm đề bài cho bài viết sau về Content Marketing, và bài sau tôi sẽ phân tích chi tiết các vấn đề thuộc về Content Marketing với anh(chị).