Làm thế nào để viết câu kêu gọi hành động trên nút “call to action button”

Câu chữ đặt trên nút Call to action (CTA) cũng quan trọng như hình dạng, kích thước và màu sắc của các cái nút đó. Và một chữ được sử dụng đúng cũng có tác động đáng kể lên tỉ lệ chuyển đổi khách hàng của trang web.
Đó là lý do nghề copyright đang ngày càng lên ngôi!
Trong bài viết này tác giả Michael Aagaard – Một người chuyên nghiên cứu về marketing online – sẽ đi từ những trường hợp nghiên cứu trên thực tế để đưa ra các nguyên tắc tối ưu hóa phần việc này. Giúp bạn biết chính xác cách làm thế nào để viết ra lời kêu gọi hàng động chuyển đổi một cách hiệu quả.

1- Thử nghiệm chứng minh tầm quan trọng của nút “Call to action”

Một nút “call to action button” gồm hai yếu tố tổng thể: thiết kế và chữ đặt lên trên
Cả hai yếu tố đó đều có tác động trực tiếp chuyển đổi. Tuy nhiên mỗi yếu tố có 1 vai trò riêng biệt: –    hình dạng, màu sắc của cái nút là một cách trực quan giúp thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Nó giải quyết vấn đề “Tôi nên bấm ở đâu?” của khách hàng. –    Phần câu chữ đặt trong nút  ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định bấm vào hay không của khách hàng. Tốt nhất là nội dung của nó nên là đáp án cho câu hỏi, “Tại sao tôi nên nhấp vào nút này?“

Call to action (lời kêu gọi hành động) + button (nút) => lời kêu gọi là thứ phải thực hiện tinh tế, quyết định chính  tới việc tác động lên tâm lý của người đọc.

Thử tưởng tượng thế này:

Một em gái xinh đẹp lượn lờ vào website thời trang đọc  về xu hướng croptop năm nay. Bên dưới bài viết thật may mắn lại có một khu vực hiển thị hình ảnh chiếc áo croptop với nút MUA NGAY (viết in hoa nhá)  được thiết kế rõ là rực rỡ.
Bạn nghĩ em gái này có MUA NGAY không? Rõ ràng là bạn đang “quát” vào mặt khách hàng một cách đanh thép và dữ tợn đó theo cái kiểu “có mua ngay không thì bảo!!!”  Nếu thay câu “MUA NGAY” trên nút bấm thành câu “Sắm về” hoặc “Sở hữu ngay”, tôi chắc là sẽ nhiều người click hơn đấy 😀
Untitled-1
Bạn nghĩ sau những tổn thương mà bạn gây ra, họ vẫn tiếp tục nhào vào click nút thần thánh của bạn ư???
Đây là một ví dụ từ 1 thử nghiệm thay đổi một chữ trong cách viết “call to action” trên một trang web B2B tạo ra một sự tăng trưởng nhảy vọt tới 38,26% về tỉ lệ click của khách hàng.

Câu chuyện cụ tỉ như sau:

Trên cổng thông tin này khách hàng có thể tìm thông tin về các văn phòng cho thuê. Nếu họ thấy 1 văn phòng nào có vẻ hạp nhãn thì họ sẽ phải bấm vào nút “call to action” điền thông tin cá nhân để có thể biết thêm thông tin về văn phòng này được gửi qua email.
Kết quả là sau khi thay chữ “order information” (đặt hàng thông tin) bằng chữ “get information” (nhận thông tin), tỉ lệ click tăng 38,26%. Rõ ràng người ta luôn muốn “nhận được” (get) hơn là việc làm cái gì đó để có – trong trường hợp này là “đặt hàng” (order).
calls-to-action-that-convert-minor-change

2- Công thức làm nên sự tăng vọt của tỉ lệ chuyển đổi khách hàng

Những ví dụ trong bài viết này chỉ là một vài trong số vô số các bài kiểm tra Nút “call to action” tôi đã tiến hành trong 4 năm qua. Các kết quả tổng thể giúp tôi đúc kết ra 1 công thức tối ưu hóa đơn giản:
Giá trị (khách hàng) nhận được + các vấn đề liên quan = sự chuyển đổi tăng vọt
Nó thực sự là đơn giản:  mang lại giá trị hơn và điều đó phù hợp bạn có thể truyền tải thông qua câu chữ của nút kêu gọi hành động. Cuối cùng bạn sẽ nhận được tỉ lệ chuyển đổi đáng ngạc nhiên.

Và tất nhiên, đừng “chém” một cách thái quá nếu bạn không thể đem lại cho khách hàng những thứ bạn đã viết trên nút “call to action”. Khách hàng có thể nổi cơn lôi đình và biến những “ngọn gió” của bạn thành “cơn bão” với người tiêu dùng đấy!

3- Bạn nên làm gì bây giờ?

  • Xem xét ngay lại những nút “call to action” và thay ngay những câu rất ngắn gọn đẹp đẽ  nhưng thực ra đang HÉT VÀO MẶT KHÁCH HÀNG của bạn. Kiểu như:  “Download” ,  “SUBMIT” , hoặc một cái gì đó tiêu cực như “MUA NGAY”…
  • Một khi bạn đã đặt một hành động lời kêu gọi mà bạn muốn tối ưu hóa, tự hỏi mình 2 câu hỏi:
  1. Động lực khách hàng tiềm năng của tôi cho cách nhấp vào nút này là gì?
  2. Những gì được khách hàng tiềm năng của tôi sẽ nhận được, khi bà con cô bác anh chị em nhấn nút này?

Câu trả lời cho những câu hỏi 2 sẽ là cơ sở để bạn viết ra những câu kêu gọi hành động mới.
ví dụ, bạn nhìn 2 nút kêu gọi hành động của khách hàng của một trang web chuyên bán thẻ thành viên cho các phòng gym dưới đây:
calls-to-action-that-convert-relevance-effect

  • Trường hợp 1: khách hàng chỉ có duy nhất giá trị cốt lõi: “có được một thẻ thành viên trong một phòng tập thể dục”.
  • Trường hợp 2: khách hàng có được cả 2 thứ: giá trị cốt lõi và giá trị liên quan => Khi họ nhấp vào nút, họ sẽ có được cơ hội để tìm một phòng tập thể dục và mua thẻ thành viên của họ.

===> Nút: “Tìm phòng tập thể dục & có được thẻ thành viên” đã tăng 68% lượng khách hàng click. Bạn đã thấy kích thích chưa?
Dưới đây là một vài ví dụ về chung lời kêu gọi hành động bạn nên tránh, và một vài ý tưởng cho bản thay thế, các bạn tham khảo và có giải pháp cho riêng mình nhé.
calls-to-action-that-convert-inspiration