Làm thế nào giảm tỷ lệ thất bại trong khởi nghiệp

10 doanh nghiệp thành lập lên thì chỉ có 1 hoặc 2 công ty là trên đà phát triển còn lại là ì ạch và đóng cửa là sớm muộn. Dù cho đưa bạn cả 100 tỷ nhưng không có chiến lược, không hoạch định, không có tố chất cơ bản thì vài ngày là không còn 1 xu thậm chí là nợ nần. Vậy làm sao để giảm thiểu được rủi ro mà đảm bảo chắc chắn sẽ thành công. Mấu chốt nằm ở đâu? Cần chuẩn bị gì? 7 yếu tố cần thiết sau là tất cả.

1, Khát vọng và đam mê mãnh liệt

Vốn dĩ đây là điều hiển nhiên thôi, khi bạn tạo hình được ý tưởng trong đầu thì bạn đã có cái khát vọng nhất định trong đó thì “đứa con tinh thần” này mới được tạo ra.

Giống như việc bạn thấy ba mẹ mình cơ thể đang suy yếu, muốn tạo ra một loại thuốc để ba mẹ được khỏe mạnh hơn, từ đó khát khao của bạn được tạo ra và lớn mạnh.

Cộng thêm việc bạn thích nghành dược, thích tìm hiểu và khám phá nghiên cứu tạo ra cái mới, đó gọi là đam mê. Nó sẽ dẫn lối cho bạn đi đến suốt chặng đường mà dù cho có thất bại thì bạn cũng sẽ không từ bỏ. Mà thực ra đam mê không phải lúc nào cũng đi hiên ngang cùng một chặng đường. Cái bạn cần là hâm nóng nó mỗi ngày, mỗi giờ bằng niềm tin và động lực.

2, Kiến thức

Nhiều khi trên con đường nạp thêm cho mình những kiến thức sẽ đem lại nguồn đam mê cũng như yêu thích. Bởi trong giới trẻ hiện nay dường như ít ai trả lời được đam mê thật sự của bản thân là gì?

Một khi đã có mục tiêu cần hướng đến, ví dụ bạn muốn sáng tạo thuốc đặc trị bệnh, vậy bạn phải học, học thật nhiều về lĩnh vực đó. Không những học ở trường, ở thầy cô mà ở thực tế. Học 1 thì tìm tòi phải là 10, học ở nhiều phía và tự mình nghiền ngẫm phân tích ra.

Khi có một khối lượng sâu, rộng về cái mình cần hướng tới, tin chắc bạn sẽ tự tin hơn để sáng tạo và phát triển mạnh mẽ nhất mà không bị “chùn chân”. Vì vốn dĩ một khi bạn không chắc, bạn yếu, hời hợt thì bạn sẽ sợ, mà sợ thì tất cả sẽ hỏng hết.

Giống như bị thẻ vàng trên sân cỏ vậy, hẳn là bạn không dám làm liều để dính thẻ đỏ ra sân đâu.

3, Năng lực, bản lĩnh và quyết định

Khi có kiến thức, đam mê bạn sẽ tạo ra năng lực, năng lực mà không ai có thể có được, không ai có thể cản bạn đi tới thành công cả. Và có năng lực cần phải rèn cả bản lĩnh. Như cánh tay trái và phải cần thiết.

Có năng lực thì hãy giải quyết mọi việc bản lĩnh. Khi đó bạn giống như chúa tể của cả một khu rừng và tự do bày binh chiến lược. Quyết định bằng chính những gì bạn đã có và thu thập được. Đặt ngay những dự án lên dây cót và đặt móng xây dựng. Cần quyết là phải quyết để không rơi vào chậm trễ.

Có những dự án quan trọng mà chỉ vì sự thiếu quyết đoán, quyết định không đúng lúc đúng thời điểm mà coi như là hư bột hư đường hết. Hãy tự tập cho bản thân, rèn dũa dần để bản lĩnh hơn.

4, Năng lực Marketing

Marketing là “đứa con” của kinh doanh mà không thể nào thiếu. Nó giống như việc bạn có sản phẩm tốt nhưng nếu không marketing thì là để trong nhà tự xài mà chẳng ai biết đến vậy. Là không ai biết đến.

Nhưng không phải ai cũng có thể đưa thông tin tốt nhất đến được với khách hàng cũng như không phải ai cũng làm cho khách hàng hiểu hết được giá trị sản phẩm và tìm đến mình. Vì đôi khi, bằng cách nào đó sai hướng đến nỗi chẳng ai thèm quan tâm. Đó là mấu chốt của quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Bạn cần đứng trên phương diện của một người có nhu cầu, là khách hàng, làm bạn với khách hàng để hiểu hết được nhu cầu từ đơn giản đến phức tạp. Để xây dựng mô hình cụ thể dần dần tích lũy kinh nghiệm. Dù cho bạn làm nghành nghề gì thì marketing vẫn rất quan trọng, bạn cần hiểu nó bằng hết.

5, Giao tiếp và tạo mối quan hệ

Thật ra đây cũng là một phần của marketing, tuy nhiên nó thuộc về ngoại giao để PR cho sản phẩm, tìm nguồn cung cầu. Không từ bỏ con tép cũng như phải nâng niu con tôm.

Có nghĩa là bạn không nên bỏ qua bất kỳ một mối quan hệ nào có thể xây dựng và kết nối. Hòa hảo với tất cả mọi người, đối tác hay kể cả những người cần chúng ta. Nó không những tạo lợi ích cho sự nghiệp của bạn, của công ty mà nó còn làm dày vốn kinh nghiệm nói chuyện cũng như đối xử, từ sinh hoạt, ăn ở hay làm việc. Mọi thứ đều là sợi dây kết nối mang đến cơ hội cho bạn bất kỳ lúc nào.

Hãy nhào nặn và mài dũa kỹ năng của bản thân ở bất kỳ đâu và bất cứ lúc nào, mạnh dạn và khôn khéo. Lúc cần cương thì phải cương, cần nhu thì phải nhu.

Một ví dụ như Ông A mua bánh Pizza của một tiệm nhỏ, ông A rất thân thiện và cởi mở với anh giao hàng, nói chuyện cũng như hay tâm sự với anh giao hàng. Khôn khéo xen kẽ những mảnh sản phẩm của công ty làm chủ đề nói chuyên. Biết đâu anh giao hàng này là con của một ông nào đó đang cần sử dụng sản phẩm này thì sao? Đó là cơ hội đến từ năng lực giao tiếp.

6, Khả năng đàm phán trong kinh doanh

Tất cả khâu chuẩn bị cũng như hoạch định, lên cót hay tạo thành phẩm, marketing hay giao tiếp hằng ngày, nó không bằng một chữ ký trên hợp đồng. Nó có nghĩa là khi bạn cố gắng tạo ra những thứ tốt nhất nhưng lại không có người chấp nhận.

Đó là tên gọi của “đàm phán”. Hãy khôn khéo quan sát và tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của cái đích mình cần kết giao. Đôi khi sản phẩm của bạn tốt, rất cần thiết với đối tác nhưng họ vẫn không chịu thành giao, đó là lý do của một cuộc đàm phán.

Hãy đưa lợi ích của đối tác lên trước cả bản thân, đem họ đặt lên “vải hồng” để nâng niu và trân trọng. Khen đúng điểm và chê đúng chỗ thì nó sẽ không phải là nịnh hót. Đặt lợi ích của khách hàng lên đầu và chữ tín xếp song song để cuộc ký kết thành công.

7, Xử lý tình huống và nguy cơ rủi ro.

Nhìn rộng và xa ra khi làm một việc gì đó, cân nhắc và suy nghĩ chín chắn khi đưa ra quyết định, nó thuộc về phạm vi khảo sát, đánh giá và thử nghiệm để dự đoán được độ rủi ro cũng như kết quả trong một khoảng thời gian đầu nhất định

Không nên đổ hết đầu tư một lần hay mở rộng quá sớm. Cần đưa công ty, sản phẩm của bạn lên một độ cao nhất định, vững chắc thì mới nên phát triển rộng ra hay đa dạng. Vì thời gian mới thành lập luôn có nhiều nguy cơ phát sinh mà bạn không thể lường trước được.

Đó là việc bạn cần chuẩn bị nhìn lên thì cũng phải nhìn xuống. Và chuẩn bị tinh thần để xử lý tình huống nhanh nhất, hợp lý và kịp thời nhất.