Landing Page là gì? Làm sao để tạo Landing Page có tỉ lệ chuyển đổi cao?

Khi nói về tối ưu hóa chuyển đổi cho 1 trang web, thường chúng ta sẽ được nghe nhắc nhiều đến ‘Landing Page’ – trang đích.
Còn khi đề cập đến 1 chiến dịch marketing online, chúng ta thường nghe những câu hỏi đại loại như:
– Bạn đã có 1 Landing Page chưa?
– Landing Page đã được tối ưu chưa?
Những câu hỏi đó làm bạn liên tưởng đến Landing Page được người dùng truy cập chủ yếu từ các kênh quảng cáo – Nhưng như vậy là chưa đủ. Hãy xem lại những kiến thức và định nghĩa cơ bản sau:

Landing Page là gì?

Nhiều người được nghe về từ “Landing Page” nhưng rất ít định nghĩa chính xác về nó. Về bản chất, Landing Page là trang đầu tiên trên website mà khách truy cập nhìn thấy hoặc truy cập vào đó.
Có 2 loại Landing Page:
– Tự nhiên.
– Có mục đích.

Landing Page tự nhiên

Là những trang mà bạn không có mục đích cụ thể khi khách hàng truy cập.
Những trang này được các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục và hiển thị dựa theo từ khóa tìm kiếm của người dùng. Hoặc họ được chia sẻ link qua email, mạng xã hội,… Đây là lý do mà bạn nên coi mỗi trang trên website đều là Landing Page.
Có phải bạn đang nghĩ: ” Nếu theo định nghĩa này thì tôi đang có quá nhiều trang landing page?”. Đúng vậy, nhưng bạn nên biết có một số trang cần phải tối ưu hơn những trang khác để phục vụ mục đích kinh doanh, bán hàng online.
Đầu tiên phải kiểm tra Google Analytic xem trang nào đang nhận được nhiều traffic nhất, và tập trung vào những trang đó.
Có 1 quy tắc chung để chọn trang và tối ưu: trang đó phải nhận được ít nhất 10% tổng lưu lượng truy cập website.
Nếu như website của bạn chứa nhiều trang sản phẩm và danh mục sản phẩm thì cũng đừng lo lắng. Nhờ vào các công cụ tìm kiếm hoặc khách truy cập chia sẻ link sản phẩm đến mạng lưới quan hệ của họ, nhiều người sẽ tiếp cận trực tiếp đến những link đó.
Để những trang sản phẩm/danh mục sản phẩm này thực sự là Langding Page hiệu quả, hãy giới hạn hiển thị các liên kết không liên quan hoặc làm khách truy cập mất tập trung vào nội dung chính – điều này sẽ làm tăng tỷ lệ thoát (bounce rate). Vài lưu ý cho bạn:
– Hãy dựng lên các kịch bản để trả lời ngay khi khách hàng thắc mắc:
+ Hàng này có những size gì?
+ Còn hàng không?
+ Giao hàng trong bao lâu?
+ Cửa hàng nào gần tôi nhất?
+ Chính sách khuyến mãi, bảo hành.
+ … Khách hàng cần biết mọi thứ về sản phẩm khi họ xem trang (thà liệt kê ra hết còn hơn là để mất cơ hội bán hàng).

Landing Page có mục đích

Là những landing page bạn làm ra với những mục tiêu cụ thể.
Thường những trang này sẽ được gắn những từ khóa tìm kiếm phổ biến hoặc các nội dung để lên chiến dịch quảng cáo.
Nội dung của những trang này được thiết kế riêng để hỗ trợ thông điệp trong các chiến dịch truyền thông, marketing.
Điều quan trọng là các trang landing page dạng này phải có nội dung khớp với thông điệp quảng cáo. Nếu là người dùng, bạn có thấy bực bội khi nhấp vào quảng cáo bán laptop “giá rẻ” nhưng nội dung trong đó chỉ toàn chứa những mẫu laptop “mắc tiền”?

Xây dựng Landing Page cho trang sản phẩm để gia tăng chuyển đổi

Chuyển đổi: được định nghĩa là bất kì hành động nào mà bạn muốn khách truy cập trang của mình thực hiện. Ví dụ:
– Đăng ký vào danh sách nhận email khuyến mãi.
– Tải Ebook.
– Follow Fanpage Facebook.
– Và tất nhiên, không loại trừ việc mua hàng.
Chắc chắn 1 điều rằng, trang chủ của website là landing page nhận được nhiều lượt truy cập nhất. Nhưng không có nghĩa đó là trang cần thiết để tạo chuyển đổi.
Hãy xem ví dụ dưới đây:

Rõ ràng, trang chủ là trang chiếm gần 90% (86,97%) khách chỉ truy cập 1 lần duy nhất. Một vài số liệu khác của trang chủ:
– Tỷ lệ thoát ở trang chủ cũng cao nhất trong tất cả các trang.
– Tỷ lệ tương tác cực kì thấp, thời gian trung bình trên trang chỉ khoảng 1p30′.
– Tỷ lệ chuyển đổi rất thấp, chỉ 0,75%.
Nếu chuyển đổi không diễn ra ở trang chủ, thì có thể diễn ra ở 1 trang khác. Hiện nay có rất nhiều website sử dụng trang chủ để điều hướng đến những trang họ muốn, điều này không làm khách truy cập gặp nhiều khó khăn.
Dưới đây là ví dụ về sản phẩm điều chỉnh nhiệt độ Nest. Tỷ lệ chuyển đổi là 28,35% và tỷ lệ thoát chỉ có 13,73% – chỉ số được khá nhiều người kỳ vọng:

Langding page chỉ với 1 nút kêu gọi hành động đơn giản: “Add to cart”.

Làm thế nào để mọi người đến với website của bạn?

Trước khi đi sâu vào phân tích landing page, hãy dành 1 chút thời gian nói về khách truy cập.
Sau tất cả các mục tiêu, mỗi trang sản phẩm hay toàn bộ website bạn tạo ra đều nhắm đến khách truy cập. Khách truy cập có rất nhiều dạng, nhưng chia làm 2 dạng chính:

Khách hàng không có nhu cầu:

Họ tò mò về doanh nghiệp của bạn, nhưng không có nhu cầu hoặc lý do cụ thể để ghé thăm. Họ truy cập website chỉ vì nghe được thông tin từ vài người bạn hoặc có vài thông tin về bạn trước đó.
Họ có thể thích thú với vài khuyến mãi hoặc thông tin được cung cấp trên website, nhưng họ chỉ tìm kiếm thông tin sau đó sẽ thoát trang. Nếu họ tìm thấy cái gì đó và mua nó, thì đây là 1 ngoại lệ.
Hãy nghĩ về họ như những khách hàng vãng lai – những người có thể lắc đầu từ chối trong 1 phút, hoặc hỏi thăm giá cả và bỏ đi.

Khách hàng có nhu cầu:

Những vị khách này không ngẫu nhiên mà đến với website của bạn. Họ được điều hướng từ những từ khóa mà họ tìm kiếm thông qua quảng cáo Google, Facebook (các mạng quảng cáo) và SEO.
Tỷ lệ chuyển đổi của dạng khách này cao hơn.
Ở 1 shop giày thực tế, nếu 1 khách hàng họ muốn mua giày. Rõ ràng là họ đã có định hướng trước về loại giày, size và giá họ muốn. Nếu bạn có những gì họ muốn và cách chào hàng tốt, chắc chắn bạn sẽ bán được.
Bán hàng trên website cũng như vậy, nhưng nó phức tạp hơn 1 chút.
Làm thế nào để tạo chuyển đổi với những vị khách có nhu cầu này?
Chắc chắn sẽ bán được hàng nếu như bạn là người duy nhất cung cấp sản phẩm mà họ cần. Còn không thì họ sẽ rời khởi website nếu không nhận định được website có chứa thứ họ cần ngay từ lần tương tác đầu tiên.
-> Cần cung cấp cho họ những lý do hấp dẫn để họ không đến với website của đối thủ.

Thấu hiểu đối tượng khách hàng

Yếu tố tiên quyết khi muốn xây dựng 1 landing page thành công là phải hiểu hành vi và động cơ của khách hàng.
Hãy xem mô hình hành vi của B.J. Fogg’s:

Như bạn đã thấy, chuyển đổi khách hàng phụ thuộc vào 3 yếu tố:
Motivation: Động cơ
Ability: Khả năng
A trigger: Có thể hiểu là hành động nhấn vào các trigger (nút active, kích hoạt, đăng ký,…)
Điều này cho thấy: những khách hàng có động cơ càng cao thì càng có nhiều khả năng thực hiện chuyển đổi, cho dù thao tác khó thực hiện.
Một mô hình khác của Chris Gowan – LIFT – đây là mô hình tiêu chuẩn sử dụng 6 yếu tố chính để giải thích hành vi khách truy cập và những gì ảnh hưởng đến quyết định tạo ra chuyển đổi của họ:
– Giá trị được đề xuất trong trang.
– Sự liên quan.
– Rõ ràng.
– Khẩn cấp.
– Phân tâm.
– Sự lo lắng.
Langding page của ban phải xem xét 6 yếu tố trên để tăng cơ hội chuyển đổi.

Để tối ưu chuyển đổi, bạn cần phải:
– Có 1 đề xuất (chẳng hạn khuyến mãi) ấn tượng, có giá trị và phải liên quan đến nội dung tổng thể của trang.
– Thêm nút kêu gọi hành động (CTA).
– Cho họ thấy cách thức nhận hàng/ưu đãi, chính sách khuyến mãi, bảo hành để giảm sự lo lắng và làm KH an tâm.
Phải làm sao để KH ra quyết định thật nhanh.
Nghiên cứu từ Google cho thấy chỉ có dưới 5 giây để gây ấn tượng với khách truy cập và giữ họ không rời khỏi website của mình.
Trang của bạn hấp dẫn, nội dung liên quan đến khách hàng chỉ là những yếu tố khởi đầu và bắt buộc cho 1 trang langding page.

Với trang Langding Page Sản phẩm – Tập trung vào gây dựng lòng tin khách hàng

Có rất nhiều yếu tố như: tập trung vào sản phẩm, hình ảnh đẹp, chất lượng cao, đánh giá sản phẩm, vị trí đặt nút kêu gọi hành động, các thông tin quan trọng. Các thông tin làm giảm lo lắng và gây dựng lòng tin khách hàng chẳng hạn như chính sách vận chuyển, bảo hành,…

Bắt đầu chinh phục Langding Page

Cùng phân tích 6 yếu tố của mô hình LIFT để tạo ra 1 điều gì đó cho khách truy cập – khiến họ không thể từ chối.

1. Tạo ra 1 đề xuất, giá trị rõ ràng

Vậy đề xuất giá trị là gì?
Đó chính là những lợi ích mà sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng, cộng thêm yếu tố khiến bạn khác biệt hơn đối thủ.
Việc đề xuất giá trị cần phải được coi trọng và làm rõ ràng, nổi bật hơn tất cả các page khác trong website.
Một số người sẽ khuyên bạn nên tạo ra những đề xuất giá trị ngắn gọn – Đúng nhưng không tuyệt đối. Vì đối với những sản phẩm và dịch vụ đắt tiền, bạn cần phải đầu tư thêm nội dung cho đề xuất.
Khi tạo 1 Langding Page cho sản phẩm hoặc dịch vụ, chỉ nên tập trung vào những điểm mạnh chính của nó – lý do mà người truy cập ghé xem trang.
Native Union làm điều này rất tốt, dưới đây là hình ảnh đầu tiên khi bạn vừa ghé thăm trang langding page của họ:

Hãy bức phá, tạo khác biệt – Nhưng phải đo lường được
Đừng ngại bức phá và tạo sự khác biệt.
Hầu hết các trang sản phẩm được thiết kế rất giống nhau. Suy rộng ra, thì hầu hết các trang đó đều đáp ứng theo chuẩn mong muốn của 1 tệp khách hàng có hành vi gần giống nhau.
Chính vì vậy, dù thiết kế langding page như thế nào thì cũng cần phải đo lường được nguồn traffic đến từ đâu, tối ưu dần tỷ lệ chuyển đổi.

2. Chắc chắn đi đúng thông điệp

“Sự liên quan” chính là bản chất của 1 Langding page hiệu quả. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng nội dung, hình ảnh và thương hiệu trong quảng cáo của mình giống với langding page đang nhắm đến.
Ví dụ: Trong quảng cáo bạn hứa hẹn rằng sẽ cung cấp cho khách truy cập 1 mã giảm giá 20%, thì chắc chắn nội dung ở trang đích phải có chứa mã hoặc cách thức nhận mã giảm giá 20% đó.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đang có 1 lượng lớn quảng cáo dẫn về trang đích có vẻ như không hề liên quan.
Dưới đây là mẫu quảng cáo của Greg Norman:

Giá trên quảng cáo là 99$.
Và trong trang sản phẩm cũng vậy:
Hãy đảm bảo thông tin trang đích luôn giống với những nội dung trong quảng cáo.

3. Phải rõ ràng trong nội dung sản phẩm 

Bắt đầu nội dung với lý do tại sao khách hàng phải mua sản phẩm. Và ngôn từ để giới thiệu về sản phẩm cho từng ngành nghề sẽ rất khác nhau. Bạn không thể dùng ngôn từ khô khan (ví dụ giới thiệu các sản phẩm kỹ thuật số, điện thoại, smartphone,…) để giới thiệu cho người muốn mua mỹ phẩm, họ có thể rời đi ngay lập tức.

4. Tạo sự khẩn cấp cho khách hàng

Để tăng khả năng chuyển đổi (thúc đẩy họ mua hàng), hãy thêm vài nội dung tạo ra sự khẩn cấp.
Có thể là 1 mã giảm giá trong ngày, hoặc số lượng có giới hạn. Cho khách hàng thấy nếu không ra quyết định mua ngay thì cơ hội sẽ không đến với họ thêm một lần nào nữa!
Hoặc tạo ra tâm lý đám đông, giống như:

Nên có các chức năng rõ ràng để người dùng cảm thấy rằng họ đang không bị lừa. Có vài trường hợp khi tôi ghé thăm trang langding page nói về các khóa học online: trang đó giảm giá 50% học phí và chỉ còn 6 giờ nữa là hết hạn. Nhưng ngày hôm sau, tôi ghé lại thì nó vẫn còn 6 giờ nữa, dễ dàng nhận thấy đó là 1 trò bịp. Cho dù khóa học đó có bổ ích như thế nào thì khả năng tôi đăng ký đã giảm đi đáng kể.

5. Không làm khách hàng phân tâm

Đây là yếu tố khiến tỷ lệ chuyển đổi của bạn giảm. Trên Langding Page, sự phân tâm thường chủ yếu do không có nội dung chủ đạo, không tập trung vào 1 vấn đề cụ thể. Chẳng hạn các liên kết bên ngoài website (như các biểu tượng xã hội: share, like,…) hoặc các liên kết không liên quan đến nội dung sản phẩm (ví dụ phần menu điều hướng ở footer…).

6. Không làm khách hàng lo lắng

Khách hàng cảm thấy lo lắng do nghi ngờ và không có lòng tin đối với sản phẩm hoặc thương hiệu.
Thiết kế và design giao diện, chuỗi nhận diện thương hiệu như logo, banner cũng có ảnh hưởng không ít đến lòng tin của khách truy cập. Bạn không thể chỉ cẩu thả vẽ vài nét làm logo rồi cho nó vào trang langding page. 1 thiết kế website đẹp cũng làm khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi chọn mua sản phẩm.
Có 1 vài đề xuất để trang langding page trở nên chuyên nghiệp và thân thiện hơn:
– Có chứng nhận đăng ký giấy phép kinh doanh, giấy phép.
– Có nhận xét từ người dùng thật.
– Và viết bất cứ gì mà khách hàng có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều, những nhận xét và đánh giá phải thật tự nhiên.

Ví dụ về Langding Page đích thực

Giờ hãy điểm lại những khái niệm đã nói từ đầu đến giờ qua ví dụ sau đây nhé:
Đầu tiên, mình sẽ tìm kiếm về dòng sản phẩm máy chụp hình kỹ thuật số (cụ thể là dòng Canon 5t SLR). Từ khóa mình search là: “digital camera slr canon t5”, kết quả:

Giờ hãy ghé thăm những trang đích mà quảng cáo đã điều hướng chúng ta nhé, đầu tiên là Abt.com:

Hoàn hảo, hãy nhìn xem, langding page này có bố cục rất ổn: có nút kêu gọi hành động “add to cart”, có đánh giá 4.5 sao từ 60 người. Ngoài ra còn miễn phí vận chuyển và đảm bảo giá thấp. Nếu bạn kéo xuống, nó sẽ có đầy đủ thông tin cơ bản về dòng sản phẩm này.
Mình đã nhấp vào trang này sau khi tìm kiếm sản phẩm cụ thể, và có đúng những thứ mình cần cùng các nội dung khuyến mãi, chính sách hấp dẫn. Theo đánh giá thì đây là langding page hiệu quả.
Có 1 vài thiết kế trên trang này làm mình cảm thấy hơi rối mắt, ví dụ như các nút share, các menu điều hướng có thể làm mình rời đi. Nhưng rõ ràng nội dung trang đúng với những gì mà họ đã quảng cáo.
Vậy chấm điểm cho trang này như thế nào:
– Điểm liên quan: 10. Nội dung hoàn toàn liên quan đến từ khóa mà mình tìm kiếm.
– Đề xuất giá trị: 5. Trang này không nói ra những điểm mạnh, lợi thế khác biệt so với đối thủ.
– Tạo tính cấp bách: 6. Ngoài banner Cyber Week thì mình không thấy được bất cứ dấu hiệu nào cho thấy sản phẩm sẽ hết trong 1 thời gian nào đó.
– Phân tâm, mất tập trung: 5. Có vài liên kết và nội dung làm sao người dùng phân tâm. Đó chính là thanh menu ở trên top của trang. Cách khắc phục là hãy làm nút kêu gọi hành động to hơn 1 chút.
– Gây dựng lòng tin: 5. Trong khi có tới 60 đánh giá sản phẩm chất lượng, chỉ có 1 thông tin duy nhất là năm thành lập công ty (1936) hiển thị trong tầm nhìn. Các thông tin khác có ảnh hưởng đến lòng tin khách hàng đáng lẽ nên hiện trước thông tin cơ bản về sản phẩm.
Tổng điểm trung bình: 5,25. Bạn thấy đấy, chỉ 5,25 có nghĩa là có thể tối ưu thêm để trang mang lại hiệu quả tốt nhất.
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *