Marketing làm tốt 5 chữ này, bạn đã hoàn thành 80%

Marketing là gì?

Chắc chắn không phải là câu chuyện anh mua, tôi bán. Marketing nên là anh tình, tôi nguyện. Nếu người tiêu dùng mua hàng có cảm nhận tốt, sau khi mua tôi sẵn sàng giúp anh lan truyền sản phẩm đến người khác.
Thậm chí tôi sẵn sàng trở thành “đại sứ thương hiệu”, biến hàng hóa của anh trở thành sở thích của tôi, nếu người khác chê trách hàng hóa của anh, đồng nghĩa họ đang chê sở thích của tôi. Và tôi sẵn sàng bảo vệ uy tín sản phẩm của anh bằng nhiều cách.

Đây chính là Marketing!

Ở thị trấn phát triển, ông chủ của một quầy bán Khoai lang nướng, treo tấm biển bên ngoài cửa hàng, trên đó ghi rõ ràng: “5 ngàn đồng 1 củ, 16.000 3 củ”.
Một khách hàng nhìn thấy tấm biển ghi rõ những dòng chữ in khổ lớn, người khách nói với chủ quán: “Tôi mua 1 củ”, rồi nói tiếp “ Mua ba lần, mỗi lần 1 củ, bao nhiêu tiền”.

Chủ quán: 15.000
Người khách trả tiền, lấy khoai và ra về, không quên cười với chủ quán, cảm nhận rất tích cực, đắc ý và hài lòng.
Xem xong câu chuyện này, có lẽ bạn cũng không khỏi buồn cười thay.
Cách bán hàng như thế này, không phải cao siêu gì cả, và cũng không phải một chiến lược Marekting đẳng cấp như các công ty truyền thông sang chảnh.
5 đồng 1 củ, 16.000 3 củ. Khách chỉ phải trả 15.000 ba củ, trong cảm nhận khách hàng, anh ta cho rằng cuộc mua bán có hời về phía mình, nhưng trên thực tế anh ta đã mua nhiều hơn 2 củ so với dự định ban đầu.

Kết quả: Cả ông chủ và khách hàng đều cảm nhận thấy niềm vui, vui vì lợi ích nhiều hơn, mỗi người đều thấy tâm trạng tốt lên.
Bán hàng theo cách này, cho chúng ta biết rằng: Đôi khi cảm nhận quan trọng hơn thực tế diễn ra như thế nào, và phần lớn ý đồ trong Marketing sẽ tâp trung vào yếu tố cảm nhận theo cách như thế.
Hầu hết khách hàng đều dùng cảm nhận để mua hàng, và rất nhiều lúc chúng ta sẽ chỉ dựa vào cảm nhận, trực giác để phán đoán, và lựa chọn quyết định mua hàng.
Mặc dù trên thực thế, chúng ta cho rằng bản thân quyết định mua hàng bằng lý trí, trình độ giáo dục. Sự thực diễn ra không phải như vậy, cảm nhận của chúng ta đang quyết định hành vi mua hàng.
Nếu Cảm nhận đúng, vậy thì mua thôi! Sau khi mua hàng phát hiện ra chất lượng hàng hóa quá tuyệt vời, thiết kế sản phẩm hoàn hảo, vậy thì nên giới thiệu với người khác tới mua.
Còn nếu như, ngay từ đầu cảm nhận đã không đúng, vậy thì sẽ không có sau đó.

Trong phần lớn các chiến dịch Marketing của những thương hiệu toàn cầu như Coca Cola, Sony, Canon, Choco Pie, Apple. Thay vì họ kể chất lượng, chất liệu, công năng sản phẩm, họ lại kể những cảm nhận, trải nghiệm tuyệt vời. Vì vậy Marketing hiện đại đang chú trọng nhiều hơn đến cảm nhận của khách hàng, chứ không phải những giá trị có tính thực tế.

Ví dụ 1, khi U23 Việt Nam vào Chung Kết U23 Châu Á 2018 tại Trung Quốc, cảm nhận của người hâm mộ Việt Nam rất hưng phấn, họ sẵn sàng chi trả 15 triệu, 30 triệu cho các công ty khai thác Tour du lịch, hãng hàng không ( mua vé máy bay), chỉ để di chuyển tới Trung Quốc trong 2 ngày cổ vũ cho đội tuyển của chúng ta.

Ví dụ 2, Hay như những cửa hàng đồ ăn vặt đắt khách, các vị khách hàng không nghĩ rằng mình phải bỏ ra 20, 30 phút để xếp hàng, chờ mua 1 tách Trà sữa, và một vài món bánh. Tuy nhiên, cảm nhận cuồng mua hàng của nhiều người, thúc đẩy các vị khách xếp hàng.

Ví dụ 3, Đối với các đặc tính như chất lượng, độ bền của hàng hóa, khách hàng không nghĩ rằng sản phẩm của chúng ta tốt nhất, bền nhất. Nhưng bởi vì khách hàng có cảm nhận tốt về chất lượng, vì thế họ mua bởi vì họ nghĩ rằng sản phẩm có chất lượng rất tốt. Thế nên, đối với người bán, cảm nhận về chất lượng lại quan trọng hơn chất lượng thực tế.
Ví dụ 4, Một số cửa hàng bán giày bình dân trên phố, bán một đôi giày có giá tới 700.000 VNĐ đã là khá đắt đỏ với người mua. Nhưng vẫn là đôi giày này, mang sang 1 cửa hàng có thương hiệu nổi tiếng, giá bán của chúng có thể đẩy lên 2.000.000 VNĐ, 5.000.000 VNĐ, thậm chí đắt đỏ hơn, nhưng vẫn sẽ luôn có người muốn mua.
Trên thực tế, mục đích của hành vi mua hàng không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của sản phẩm, mà quan trọng hơn đó là thỏa mãn nhu cầu vô hình bên trong tâm lý người tiêu dùng.
Vì vậy, đối với một số sản phẩm mặc dù người bán áp mức giá bán cao, tuy nhiên giá bán càng cao càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, thúc đẩy họ trả tiền mua hàng. Chỉ bởi vì cảm nhận của họ về sản phẩm, thương hiệu đã tốt hơn.

Rất nhiều công ty/tổ chức chỉ cần dựa vào năng lực và sức mạnh truyền thông, đã có thể đưa sản phẩm/thương hiệu in sâu vào tâm trí khách hàng, mang lại cảm nhận tích cực hơn nữa, một thương hiệu sản phẩm dù đang ở cấp bậc bình dân, nhưng chỉ vài tháng sau đó có thể trở thành những sản phẩm/thương hiệu cao cấp, thu hút sự chú ý của giới nhà giàu.
Đương nhiên cũng có thể làm cho 1 thương hiệu cao cấp trở thành thương hiệu bình dân, khi này cảm nhận của khách hàng về sản phẩm giá rẻ cũng quan trọng hơn giá rẻ thực tế. Bạn sẽ thấy rõ điều này ở những sản phẩm cao cấp, đó là khi phía công ty giảm giá rẻ hơn, một số nhóm người tiêu dùng vẫn chê đắt, và họ không mua.
Nhưng trên thực tế giá bán đã giảm đến mức số người tiêu dùng này có thể chấp nhận được, nhưng họ vẫn không mua, họ đi mua sản phẩm đã quen thuộc trước đó, vì họ cảm nhận rằng sản phẩm đó là sản phẩm dành cho người nhiều tiền, người đẳng cấp…

Những khách hàng ra quyết định mua bằng cảm nhận, cảm xúc
Không có nghĩa rằng họ là người “ngốc nghếch”, đối với họ những cảm nhận và trải nghiệm mua hàng không chỉ tốt, mà phải là tốt hơn nữa.
Thực tế này đề cao trách nhiệm của người bán, không nên vì lợi ích kinh doanh, mà lừa dối khách hàng. Chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa để mang đến cảm nhận, trải nghiệm càng tốt hơn cho khách hàng.
Nói như vậy, kinh doanh trong thời hiện đại, cảm nhận của người tiêu dùng luôn luôn quan trọng hơn thực tế ( chất lượng, giá bán, uy tín, sự tận tình, dịch vụ đi kèm, thương hiệu…).
Càng tạo ra cảm nhận tốt hơn nữa cho người tiêu dùng, số lượng hàng hóa bán ra càng cao.

Và Marketing chỉ cần làm được 5 chữ: Tạo cảm nhận tốt hơn. Bạn đã hoàn thành 80% mục tiêu Marketing của thương hiệu.