“Món ăn kiêng” của người khởi nghiệp

Để tồn tại trên thị trường, người khởi nghiệp ngoài nỗ lực cần có sự thông minh để ra quyết định đúng đắn.

Trong quá trình Lương đánh giá các bạn khởi nghiệp, Lương rút ra một số “Món ăn kiêng” người khởi nghiệp nên tránh. Lương kỳ vọng chủ đề này có thể hỗ trợ, truyền thêm động lực và sức mạnh khởi nghiệp với bạn.

1, Tiền vốn đầu tư

Nếu bạn càng cố gắng đổ huy động tiền vốn đầu tư cho dự án của mình, mà thiếu cách thức quản lý và kế hoạch sinh lời của khoản vốn trước đó. Bạn có thể bị lún sâu vào chiếc hang động không đáy, bạn cho rằng dự án kinh doanh của mình là vỹ đại, những người xung quanh như: Vợ, gia đình, bạn bè, anh(chị, em) nên ủng hộ bằng cách đầu tư vốn, và bạn chắc khẳng định rằng dự án của bạn sẽ thành công.

Trong kinh doanh có một mẹo nhỏ để tỉnh lại sau giấc mộng, khi bạn nghĩ rằng bản thân đang quyết định chính xác một vấn đề, thậm chí đúng đắn 100% sự việc sẽ diễn biến như những gì bạn phân tích. Điều này đồng nghĩa bạn đang sai, bởi kinh doanh không có tỷ lệ đúng 100%, mỗi ông chủ thành công luôn luôn phải chấp nhận những rủi ro.

Nếu càng “liều” đổ vốn vào dự án Startup, rất có thể bạn đã lạm chi nhưng tham vọng quá lớn khiến bạn không đủ tỉnh táo, để phân tích một kế hoạch tài chính hiệu quả.

Khi Lương đánh giá ở 10 Startup, có khoảng 6 Startup trong số đó gặp vấn đề về thiếu vốn. Bởi giai đoạn sơ khai ban đầu, ông chủ quá mạnh tay chi vốn cho tài sản cố định, xây dựng mối quan hệ, ông chủ phá vỡ kế hoạch tài chính doanh nghiệp, làm chi phí duy trì hoạt động kinh doanh tăng cao, đến một thời điểm họ hết vốn.

Tiền vốn là một trong những “món ăn kiêng” cần dè chằng, nếu ăn không đúng phương pháp, ăn quá nhiều, Startup có thể rơi vào vực thẳm mà không ngờ đã tới giai đoạn suy thoái, sau cùng có dẫn đến hệ lụy phá sản.

2, Sự đa dạng hóa

Hầu hết những Startup mới đều cố gắng tìm kiếm một xu hướng kinh doanh, khi đã chọn được ý tưởng hoàn hảo nhưng vẫn vương vấn ý tưởng khác. Và như vậy, Boss cố gắng tìm kiếm lý do để kết nối nhiều ý tưởng cùng nhau, vô hình chung Startup của bạn biến dạng và trở nên chậm chạp.

Trên thực tế, đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ kinh doanh có cơ hội tăng lợi nhuận kinh doanh, và như vậy nếu thấy 1 xu hướng kinh doanh mới lạ, dễ thu lợi. Boss sẽ phải chia sẻ nguồn lực, và kế hoạch kinh doanh ban đầu chệch quỹ đạo. Cuối cùng bạn không thể hoàn thành mục tiêu, nếu tiếp tục duy trì đồng nghĩa nguồn lực của bạn tiếp tục bị chia sẻ, kế hoạch không được bảo đảm thực thi.

Trong thời kinh doanh mới, ngành cung cấp hàng trên toàn cầu mỗi ngày đều tạo ra lượng hàng hóa khổng lồ, đẩy sức cạnh tranh thị trường lên mức cao, đặc biệt đối với sản phẩm có đặc điểm phổ biến như: Thời trang, sách, nội thất, điện dân dụng…

Sức cạnh tranh tăng, yêu cầu Startup bắt buộc có lợi thế cốt lõi, là loại lợi thế sẽ đi chung với Startup của bạn từ khi bắt đầu cho đến khi doanh nghiệp của bạn suy thoái. Những doanh nghiệp có lợi thế cốt lõi có thể bảo đảm cho công ty của họ chính thức tồn tại trên thị trường, và tạo ra giá trị thị trường.

Lợi thế cốt lõi được hình thành khi chúng ta tập trung sức mạnh, nguồn lực đến một hoạt động, hay một yếu tố nhất định, làm cho nó trở nên khác biệt, độc đáo, duy nhất, hiệu quả nhất trên thị trường. Bạn sẽ làm tốt điều này khi chúng ta chuyên môn hóa thay vì đa dạng hóa.

3, Thị trường “béo bở”

Một thị trường béo bở là thị trường mà hầu hết mọi người đều nhìn thấy rất đáng để thâm nhập như: Thị trường thời trang cao cấp tại Việt Nam, thị trường sản phẩm công nghệ thông minh (AI), thị trường nội thất sáng tạo, thị trường ứng dụng mobile…

Nhưng bạn sẽ rất khó khăn để thâm nhập những thị trường này, nếu bạn không có lợi thế vượt qua rào cản thị trường. Vì vậy, mọi nỗ lực, thời gian làm việc, cơ hội nghề nghiệp có thể lãng phí. Đôi khi bạn nên chọn cho mình một thị trường ngách và nhỏ hơn, thay vì một thị trường béo bở.

4, Thị phần của đối thủ

Khi bạn là một Startup mới bạn không nền giành thị phần từ đối thủ bởi nhiều lý do khác nhau: Chưa nắm rõ thị trường, chưa có lợi thế, đối thủ quá mạnh, “Rút dây động rừng”, sức cạnh tranh của bạn quá yếu, năng lực doanh nghiệp không đáp ứng nhu cầu thị trường, rủi ro từ phía đối thủ…

Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi bạn chắc chắn bởi những số liệu thị trường, thông tin phân tích khoa học, chiến lược phát triển thị trường hiệu quả, bạn có thể phủ đầu đối thủ, khiến họ không còn lý do tồn tại trên thị trường, thì bạn  nên chiếm thị phần của đối thủ.

5, Lợi nhuận dày

Kinh doanh là quá trình phát triển doanh nghiệp có tính chất bền vững, nếu có chiến lược tốt lợi nhuận thị trường sau cùng đều sẽ nhảy vô túi của bạn, nếu không phải của người tiêu dùng thì cũng sẽ từ túi của “Những con cá bé” chui vào túi của “Những con cá to”.

Startup mới quá tham lam lợi nhuận, có thể phá vỡ quy luật thị trường. Vô hình chung bạn khiến thị trường nhìn nhận doanh nghiệp của chúng ta không thiện cảm, nếu nhiều người cùng đánh giá không tốt, bạn sẽ rất khó khăn để phát triển trên thị trường đó.

Okay, Lương vừa chia sẻ với bạn chủ đề về những điều không nên thực hiện khởi nghiệp. Các câu hỏi và vấn đề liên quan, bạn comment trong phần bình luận. Gặp lại bạn trong các chủ đề khác về kinh nghiệm khởi nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *