Bạn muốn được ông Google ông ấy quý và nâng đỡ lên vị trí cao trước tiên bạn phải hiểu rõ về quy luật của ông ấy và chiều tính ông ấy trước đã nhé. Thực chất Google chỉ mong muốn kết nối giữa người có thứ tốt nhất dành cho người cần nhất. Hãy xem cách hoạt động bằng hình ảnh sau :
Theo như hình ảnh trên được tham khảo từ nguồn trên mạng thì tôi được hiểu như sau, Google chia ra làm 3 công đoạn chính đó là:
1. Thu thập thông tin dữ liệu (Robot)
Google spider (con nhện) là một robot do Google tạo ra, Chuyên để làm công việc lục lọi ngõ ngách để tìm và nhặt các trang trên các web về sắp xếp phân loại và đưa vào kho lưu trữ google (indexer). Có thể tưởng tượng nó giống như một con nhện nhỏ. Nó sẽ bò vào website của bạn, đi theo các liên kết đến các trang khác nhau trong website của bạn để lập bản đồ và gửi một bản nội dung bằng html về máy chủ của Google. Từ nội dung mà Google bot gửi về, google sẽ sử dụng các chiêu thức (thuật toán) để đánh giá các nội dung để biết website của bạn chú trọng về từ khóa nào và chủ đề nội dung là gì.
Thường sau khi Nhện Spider đã biết website của bạn thì nó sẽ thường xuyên quay lại website của bạn theo chu kỳ, chu kỳ này dài hay ngắn là tùy thuộc vào việc website của bạn có cập nhật nội dung thường xuyên, có được chia sẻ rộng rãi hay không .
Vậy làm thế nào để được Google bot ghé thăm website của bạn nhanh nhất. Nếu ngồi chờ chắc sẽ hơi lâu, chỉ có mời bác ý đến cho nhanh. Tôi sẽ chỉ cho bạn 2 cách mời bác ý đến.
cách 1 : Nhờ liên kết qua một website khác đã được index. Tức là đặt link từ một website khác đã được google index vì khi googlebot sẽ đi theo đường link đó để về website của bạn.
cách 2 : Khi bạn có trang mới. Bạn vào địa : https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url và khai báo với google rằng là bạn có trang mới để google phái spider vào xem trang mới của bạn và thế là bạn đã được index.
2. Phân loại và đánh chỉ mục nội dung (Index)
Sau khi Googlebot tải về toàn bộ các trang được tìm thấy, những trang này được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của chỉ mục Google (hay nói cách khác là được Google Index). Cơ sở dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái các cụm từ tìm kiếm, mỗi mục sẽ lưu một danh sách các tài liệu có chứa từ tìm kiếm này và vị trí nó xuất hiện trong văn bản. Nhờ đó, cấu trúc của dữ liệu cho phép truy cập nhanh chóng các tài liệu có chứa các truy vấn của người dùng.
Để cải thiện hiệu suất tìm kiếm, Google sẽ bỏ qua (không index) những từ gọi là “stop words” (the, is, on, or, of, how, why, as well as cũng như những chữ số 1 chữ số và một số chữ cái đơn). Google cũng bỏ qua các dấu chấm câu và các khoảng để dấu cách quá lớn, cũng như chuyển tất cả các chữ cái về dạng viết thường.
3.Xử lý các yêu cầu tìm kiếm từ người dùng
Bộ xử lý truy vấn tức là trang google.com.vn nơi nhập để người dùng nhập từ khóa vào sẽ phân tích và đánh giá mức độ liên quan giữa từ khóa và dữ liệu đã được sắp xếp trong kho lưu trữ và trả kết quả về cho người dùng theo mức độ liên quan nhất và nội dung chất lượng nhất.
PageRank- là yếu tố một trong những thang điểm quan trọng để xác định tầm quan trọng, chất lượng của một trang web trên website của bạn nó góp phần rất lớn để google đánh giá và quyết định vị trí xếp hạng trên kết quả google. Một trang có PageRank cao hơn được coi là quan trọng hơn và có nhiều khả năng được hiển thị ở vị trí cao hơn các trang PageRank thấp. Google dựa trên rất nhiều yếu tố để đưa ra chỉ số PageRank và quyết định những tài liệu nào liên quan đến truy vấn, bao gồm cả sự phổ biến của trang, vị trí và số lượng các từ tìm kiếm trong trang, và mức độ liên quan đến các từ tìm kiếm trên trang.
Từ khóa tìm kiếm : cơ chế hoạt động của google , Google hoạt động như nào, Tìm hiểu cơ chế hoạt động của google