Tại sao châu Á vẫn chưa nhận ra tiềm năng của Content Marketing?

Content là một yếu tố không thể thiếu trong thế giới marketing hiện đại ở Mỹ và Châu Âu trong nhiều năm nay. Tuy nhiên các nước châu Á đã bắt kịp khá chậm với những xu hướng content marketing trong thời đại công nghệ số. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao châu Á vẫn chưa nhận ra tiềm năng của content marketing?

Phát triển “chậm mà chắc”
Theo Campain Asia, bức tranh content marketing ở châu Á đang tăng từ 5-10% mỗi năm vì nhiều công ty đang nỗ lực để trở thành thương hiệu có công cụ truyền thông đẩy đủ và đa dạng. Mặc dù content marketing đang phát triển trong khu vực, nhưng chúng ta cũng không nên mong đợi vào các đơn vị nội dung độc quyền, mà chính bản thân các thương hiệu mới nên đầu tư nhiều hơn vào nội dung của họ.

Ví dụ, gần đây đã xảy ra một cuộc bùng nổ mạnh mẽ của video thương hiệu, phương thức truyền thông viral này được chọn ở Đông Nam Á theo các tuyên bố gần đây của Unruly – một công ty quảng cáo chuyên về video marketing.

Phương pháp phương Tây và giá trị phương Đông có thực sự phù hợp?

Việc chững lại của sự phát triển content marketing ở châu Á đã tạo ra câu hỏi tại sao phương thức này lại ngủ quên lâu đến thế. Có lẽ bởi vì những phương pháp dành cho content ở phương Tây không thực sự phù hợp với các marketer châu Á.

Điều này chậm lại do sự gia tăng liên tục của content marketing ở Châu Á đặt ra câu hỏi làm sao thực tiễn trước đó đã bị ngủ rất lâu. Có lẽ bở vì những yếu tố làm nên hiệu quả cho content ở phương Tây không phù hợp cho marketer châu Á. Các marketer cần lưu ý những điều sau:

Bức tranh toàn cảnh marketing châu Á không đồng nhất, mặc dù theo suy nghĩa của một số người phương Tây. Ví dụ, một số nội dung có thể hiệu quả ở Trung Quốc hoặc Nhật Bản, nhưng không hiệu quả ở Thái Lan và Singgapo.
Tư duy marketing truyền thông áp dụng vào những khách hàng châu Á, như tập trung vào cộng đồng, giá trị địa phương hay giá cả thấp, vị trí chính xác của content trong các chiến lược như vậy còn khá mơ hồ.
Ví dụ, về sự chênh lệch và kinh tế và bất bình đẳng xã hội ở một số vùng tại Trung Quốc, content marketing có thể không được coi là phương tiện hiệu quả nhất để tiếp cận khán giả có xu hướng chi tiêu một cách thực tế.
Vì những lý do như trên, việc áp dụng các chiến lược content đã được thử nghiệm của phương Tây vào thị trường Châu Á mới nổi có thể khó thực hiện. Khi content marketing phát triển, các cơ quan truyền thông châu Á hy vọng sẽ tìm thấy tiếng nói riêng của họ và phương tiện tiếp cận gần hơn với khán giả.

Theo nhà xuất bản Novus, sự lưỡng lự của các nhà tiếp thị châu Á trong việc phát triển content có thể là do thiếu chỉ số ROI có thể đo lường, một khó khăn của các content marketer bất kì khu vực nào. Ngoài ra, lợi ích của content marketing là “tạo ảnh hưởng dần dần”, vì chiến lược đòi hỏi phải có sự chú ý và nguồn lực nhất quán và kiên trì trước khi thấy các lợi ích rõ ràng. Phương pháp này không thực sự phù hợp với xu thế của thị trường Châu Á nơi các thương hiệu muốn quảng bá sản phẩm hiệu quả nhanh chóng.

Một cuộc biến chuyển trong tư duy

Sự chú ý tới content marketing đòi hỏi một cuộc biến chuyển trong tư duy về marketing. Đó là, kể chuyện và khuyến khích mọi người chia sẻ nhiều hơn về content thay vì nhảy từ dự án này sang dự án khác mà không có sự tôn trọng với nó.

Tư duy marketing của người châu Á hiện nay là kiểu “nếu nó không thất bại thì không phải sửa”. Tuy nhiên, nguyên tắc của các marketer như vậy có lẽ nên tiếp tục thay đổi vì content ngày càng phát triển.

Phương pháp của phương Tây về content marketing thường tập trung vào việc tạo ra kết nối và chia sẻ các nội dung có ý nghĩa lớn và hữu ích để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đó không phải là content với mục đích bán hàng một cách trực tiếp. Thay vào đó, họ thường cung cấp content hữu ích với hy vọng tạo ra ảnh hưởng đến khách hàng. Khi khách hàng nhận được cảm thấy được giúp ích của công ty, họ có thể có khả năng mua hàng.

Content này thường tạo kết nối và chia sẻ với những người sáng tạo ra content đó. Vì ngày càng nhiều content markter nổi lên ở thị trường châu Á, họ muốn tạo sự liên kết giữa hai phương thức website và blog: Link và share nội dung liên quan đến địa phương, link là share liên quan đến lĩnh vực.

Ví dụ, nếu một công ty sáng tạo content về lựa chọn phương tiện giao thông tiết kiệm ở Woodlands, Singapore, họ có thể lấy link và share từ các website về giao thông, website về cuộc sống, du lịch hay blog về tiết kiệm thời gian. Họ cũng có thể lấy link từ chính website ở địa phương Woodlands.

Loại content này có thể kiếm được nhiều link và share, còn được gọi là linkable asset (tài sản liên kết).

Loại content này thực sự rất có ích, bởi nó sẽ phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng, cũng như giúp công ty đạt được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm. Nhiều thương hiệu ở thị trường châu Á đã thực hiện loại content này, và các công ty start-up cũng như công ty marketing nên học hỏi phương thức này.

Hãy coi việc biến chuyển content marketing ở châu Á không phải là một sự thay đổi quá lớn. Thay vào đó, marketer có thể tận dụng chiến lược content marketing phù hợp nhất với thực tế trong khu vực.

Phương pháp cũ, nội dung mới

Với việc tập trung vào nội dung có thể nói lên giá trị truyền thống của khách hàng châu Á, có thể đó là cơ hội tốt cho marketer để tận dụng tiềm năng to lớn của content marketing.

Community (cộng đồng) – Cốt lõi của content marketing chính là xây dựng cộng đồng. Đó là cộng đồng của khách hàng – những người đọc, đánh giá cao và chia sẻ nội dung. Ví dụ: Đông Nam Á là một trong những khu vực có tỷ lệ phần trăm sử dụng social media cao nhất trên thế giới. Các công ty truyền thông sẽ thành công khi dám vượt qua những thách thức để tiếp cận người dùng chắc chắn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.

Localization (địa phương hóa) – Marketer không thể coi toàn bộ khu vực là một tập thể cá nhân giống nhau. Tương tự như vậy, người sáng tạo content nên tập trung vào những nhóm khách hàng khác nhau. Thị trường Đông Nam Á đang bùng nổ với người tiêu dùng năng động, nhưng “chia nhỏ và chinh phục thị trường” chính là chìa khóa để marketer có thể thành công. Bằng cách tập trung vào các khu vực nhỏ hơn như Singapore và Malaysia (chứ không chỉ đơn giản cả “Châu Á”), người tạo content có tiềm năng có câu chuyện phù hợp với người địa phương.

Value (giá trị) – Vấn đề bình đẳng về kinh tế không chỉ dành cho châu Á. Tuy nhiên, nhiều người trong khu vực đang gặp khó khăn và cần hỗ trợ kinh tế. Bằng cách tạo ra nội dung có giá trị giáo dục hoặc giúp đỡ khách hàng, đặc biệt là liên quan đến vấn đề kinh tế, các nhà tiếp thị có thể tạo ra giá trị cho chính bản thân họ.

Một lần nữa xin khẳng định rằng, không có công thức chung nào cho content marketing. Thời gian sẽ trả lời công ty nào có thể trở thành nền tảng content chất lượng và phổ biến với khách hàng ở thị trường châu Á.

Xem trực tiếp bóng đá Xoilac TV

Xem bóng đá trực tuyến VaoroiTV

Kênh Cakhia chính thức