Tìm hiểu Marketing Agency và 5 kỹ năng cần có của Agency

Trong 4P của marketing thì công ty sản xuất (client/advertising) tập trung vào 3P đầu (Sản phẩm – giá cả – phân phối) và P cuối cùng là về truyền thông sẽ dành cho những công ty Agency.

1. Marketing Agency là gì ?

Marketing Agency (hay Agency) là một thuật ngữ của ngành marketing online được hiểu một cách tổng quát là đơn vị cung cấp dịch vụ tiếp thị, truyền thông, quảng cáo và PR hay nghiên cứu thị trường. Marketing agency sẽ tạo ra những sản phẩm truyền thông sáng tạo, đáp ứng và truyền tải đúng thông điệp khách hàng đưa ra làm cho khách hàng thích nó và hơn hết nó phải cạnh tranh được với các sản phẩm truyền thông khác.

Không chỉ là đơn vị cung cấp những giải pháp sáng tạo và khả năng thực thi ý tưởng ngoài ra họ còn giúp đưa ra những giải pháp cho client và truyền thông cho nhãn hàng. Mục tiêu cuối cùng là làm sao tương tác được với người tiêu dùng một cách hiệu quả và thú vị giúp họ yêu thích và tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Những agency có năng lực chuyên môn riêng biệt tùy theo dịch vụ cung cấp ví dụ: Quảng cáo sáng tạo, Digital, PR, Kích hoạt, nghiên cứu thị trường.

Gần đây, ngành dịch vụ quảng cáo bị cạnh tranh gay gắt do các Marketing Agency mọc lên ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp đã phải dè dặt và cân nhắc hơn trong việc đầu tư vào các hoạt động Marketing cũng như lựa chọn các dịch vụ của Agency. Từ đó đòi hỏi các agency phải có năng lực thực sự và tâm huyết với sản phẩm dịch vụ họ tạo ra, luôn chủ động, nhạy bén và cố gắng hết sức để phục vụ khách hàng.

2. Những kĩ năng cần có của một agency

– Kỹ năng quan sát: Để có thể cho ra một sản phẩm sáng tạo, chất lượng và đánh trúng nhu cầu người tiêu dùng, chắc chắn người làm ra nó phải có óc quan sát mà nhạy bén trong từng khoảnh khắc, sự việc xảy ra trong cuộc sống. Từ đó có được chất liệu sống và nguồn nguyên liệu dồi dào cho sự sáng tạo.

– Kỹ năng phân tích: Sau khi quan sát, điều quan trọng là có thấu hiểu vấn đề hay không. Tất cả những hành động sự việc trong cuộc sống đều có những nguyên nhân ẩn chứa đằng sau, và người làm truyền thông cần luôn giữ trong đầu câu hỏi “Why”? Và khi đào bới tìm ra nguyên nhân sâu xa ấy (người ta gọi là “insight” – sự thật ngầm hiểu) thì người làm truyền thông mới thật sự “thấu hiểu” (“insightful”).

– Kỹ năng suy nghĩ logic: truyền thông cuối cùng lại vẫn là một ngành “giải quyết vấn đề”. Logic giúp chúng ta xác định “đề bài” và “ẩn số” cũng như thử nghiệm các phép toán để làm ra một kết quả hoàn hảo nhất.

– Kỹ năng truyền đạt: tính chất của công việc truyền thông là phải giao tiếp rất nhiều với người tiêu dùng, khách hàng, đồng nghiệp, đối tác – giao tiếp hiệu quả là nền tảng của một nhân viên thành công.

– Kỹ năng làm việc nhóm: tất cả những sản phẩm truyền thông được tạo ra đều phải trải qua quá trình nghiên cứu, phân tích và làm việc căng thẳng, phối hợp ăn ý giữa các thành viên của một tập thể, từ creative, planner đến copywriter. Như vậy thì công việc mới đạt hiệu quả tối đa và chất lượng nhất có thể. Mỗi bộ phận sẽ có mỗi chuyên môn khác nhau cũng như kĩ năng khác nhau, chẳng ai có thể gánh vác hết tất cả công việc, nếu biết tận dụng sức mạnh tập thể chắc chắn sẽ tạo nên những sản phẩm tuyệt vời.