Tổng hợp Instagram Search từ A -> Z – Phần 4: Tương tác

Instagram là công cụ social media rất đắc lực để các thương hiệu làm marketing. Đặc biệt, tính năng Search và Explore (tìm kiếm và khám phá) là một tính năng cần được khai thác hiệu quả khi làm Instagram Marketing. OPP VIỆT NAM đem đến chuỗi bài viết “Tất tần tật về Instagram Search” với mục tiêu giúp bạn tận dụng tối ưu hóa công cụ Search và Explore của Instagram. Tiếp tục chuỗi bài viết là phần 4: Kết nối với người dùng.

Có rất nhiều bài viết của fans dành cho thương hiệu trên Instagram. Tuy nhiên, họ không tag tài khoản Instagram của thương hiệu, nên bạn có thể bỏ lỡ chúng. Hãy lưu tâm những cách thức sau đây để kết nối với người theo dõi tốt hơn:

Kết nối fans dùng hashtags thương hiệu

Nếu bạn đã tạo ra một hashtags cho thương hiệu của bạn, hãy khuyến khích fans đính kèm hashtags ấy trong bài viết của họ. Đó là một cách tốt để theo dõi và tương tác với công chúng một cách hiệu quả hơn.

Một số cách để tương tác với nội dung người dùng là: linking (liên kết), comment (bình luận), re-post (đăng bài lại), feature on website (đăng lại bài lên website).

Ví dụ, Alpenglow gợi ý người dùng đính kèm #alpenglowapp trong bài viết của họ và tài khoản thương hiệu sẽ đăng lại bức ảnh đó.

Bạn cũng có thể kiểm tra và tương tác với những bài viết và video stories với hashtags liên quan đến thương hiệu của bạn.

Ví dụ, một quán cafe có thể tìm những hashtags như #coffeeoftheday, #coffeetime, hoặc #instacoffee.

Nếu bạn muốn để lại một bình luận cho bài viết ấy, hãy đảm bảo đó là một bình luận ý nghĩa. Hãy dùng những từ ngữ ngắn gọn và súc tích và không nên dùng các biểu tượng cảm xúc emoji.

Bạn cũng có thể tìm kiếm video stories với hashtags liên quan, hãy gây ấn tượng bất ngờ với các fans bằng cách bình luận vào các stories với hashtags thương hiệu của bạn. Mặc dù tính năng tìm kiếm Instagram story còn khá mới mẻ và ít người bình luận trên stories, nhưng còn chần chừ gì mà không nắm bắt thời cơ và bắt đầu dẫn đầu xu hướng?

Kết nối với fans ở cùng khu vực

Tips này sẽ phù hợp hơn cho các doanh nghiệp địa phương như quán cà phê, nhà hàng và khách sạn hơn là các doanh nghiệp online.

Nếu bạn có tag địa điểm cho doanh nghiệp của mình, hãy kiểm tra nó thường xuyên để xem liệu khách hàng có đăng ảnh hoặc story tại nơi của bạn hay không. Nếu có, bạn có thể theo dõi và cảm ơn họ hoặc hỏi xem họ có ý kiến đóng góp gì hay không.

Nếu bạn chưa có tag địa điểm cho thương hiệu của mình, sau đây là các bước để tự tạo một tag địa điểm:

Bước 1: Mở ứng dụng Facebook và chọn “Check in”.
Bước 2: Viết tên doanh nghiệp của bạn trong phần “Where are you?”.
Bước 3: Lướt xuống cuối cùng danh sách và chọn “Add (tên doanh nghiệp) in (địa điểm)”.

Bước 4: Chọn mục phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
Bước 5: Điền địa chỉ chính xác và một bức ảnh về địa điểm đó.

Bước 6: Chọn “Create”.
Hơn thế nữa, bạn có thể kết nối với những người ở gần địa điểm của bạn. Chọn “Places” trong mục Search và chọn “Near Current Location”.

Hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm địa điểm gần đó như những địa điểm mà khách hàng mục tiêu của bạn có thể tới đó và chụp ảnh lên Instagram.

Khi bạn tìm được những bức ảnh và stories liên quan, hãy để lại một bình luận để tương tác với người dùng tốt hơn.