Trong ngành thời trang nên tập trung khai thác nhóm khách hàng nào tiềm năng

Thị trường quần áo có sức cạnh tranh lớn. Yêu cầu đặt ra là phải tìm được nhóm khách hàng, mà chúng ta sẽ dễ dàng lấy được tiền trong túi họ. Nói cách khác đối tượng khách hàng phù hợp với khả năng thuyết phục, năng lực kinh doanh của chúng ta.

Sức cạnh tranh của ngành thời trang lớn, nhờ vậy khách hàng có nhiều lựa chọn người bán, khách mua có thể đến cửa hàng quần áo A trên phố này , họ còn nói chuyện rất thân thiết với chủ quán, nhưng ngày hôm qua họ sẽ đến tiệm quần áo B trên con phố khác, và vì thế quyết định mua hàng sẽ khó khăn hơn, dĩ nhiên cơ hội để bạn lấy được số tiền trong túi khách hàng sẽ thấp xuống.

Xác định nhóm khách hàng như thế nào

Xác định chính xác nhóm khách hàng trên thị trường giúp chúng ta ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Các khoản tiền chi ra không phí phạm, và những gì khách hàng nhận được cũng sẽ giải quyết được vấn đề của họ một cách chân thật, đáng tin, nếu làm tốt thì nhóm khách hàng đã được bạn chọn sẽ trung thành với công ty/sản phẩm của chúng ta.

Nhóm khách hàng là tập hợp các khách hàng theo một tiêu chí nhất định trên thị trường. Ví dụ, nhóm khách hàng ưa thích trang phục cao cấp, có độ tuổi từ 23-30 tuổi; hoặc nhóm khách người cao tuổi từ 50-60; Nhóm khách hàng tại thành thị với thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng…

Khi nhóm khách hàng được xác định, chúng ta chỉ tập trung các động thái nhằm tác độ lên nhóm khách hàng này. Đối với các Startup thì vấn đề chọn nhóm khách có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh không có nhiều, nhân lực trình độ cao cũng không đủ,… và khi đó các nguồn lực này không được sử dụng đúng mục đích, đồng nghĩa bạn đang khiến cho hoạt động kinh doanh đi đến bờ vực phá sản.

Xác định chính nhóm khách có thể giúp bạn phát triển nhanh chóng trên thị trường, doanh nghiệp của bạn thậm chí sẽ trở thành mũi nhọn trong ngành và khu vực thị trường hiện tại.

Trong lĩnh vực kinh doanh thời trang, có 2 yếu tố giúp bạn sống được trên thị trường. Đó là giá bán và sự khác biệt sản phẩm ( tạm thời chưa nói đến thương hiệu). Nếu bạn có ý đồ tham gia thị trường bằng cạnh tranh giá bán thấp, vậy tương ứng bạn cũng sẽ mừng tượng ra được thị trường của mình là những người tiêu dùng bình dân, dân văn phòng, người có thu nhập thấp, nông dân, người lao động tự do…

Đối với trường hợp bạn cạnh tranh bằng khác biệt sản phẩm, và nguồn hàng quần áo của bạn thuộc hàng cao cấp nhập khẩu Châu Âu. Nhóm khách hàng của bạn cũng sẽ là người nhiều tiền, người có thu nhập trên dưới 25 triệu/tháng, con/cháu nhà giàu, dân chơi, nghệ sĩ…

Tuy nhiên nếu dùng 2 tiêu chí giá bán và khác biệt sản phẩm để chọn nhóm đối tượng khách hàng, vậy thì nhóm khách được bạn chọn vẫn khá rộng như Lương vừa nói. Để chọn được đích danh 1 nhóm nhỏ khách hàng, chúng ta cần đưa vào đó những tiêu chí khác bạn sở hữu. Ví dụ: Giới hạn địa điểm theo khu vực địa lý ( giả sử tại Quận 1-Sài Gòn); Tín đồ thời trang dành cho ca sĩ; Váy dành cho các quý cô tiểu thư nhà giàu; Quần Jean với màu sắc đặc biệt theo trào lưu…

Số lượng tiêu chí lớn khiến quy mô nhóm khách hàng thu nhỏ, chúng ta tiếp tục thu nhỏ bằng cách tăng số tiêu chí, cho đến khi bạn nhận ra nguồn lực kinh doanh trong thời điểm hiện tại phù hợp nhóm khách hàng tương ứng.

Đánh giá nhóm khách hàng

Lúc này bạn đã chọn được nhóm khách phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện tại, công việc tiếp theo là đánh giá nhóm này có thực sự sẽ mang lại lợi nhuận cho chúng ta mặc dù trước đó chúng ta đã có những mục đích nhất định khi tham gia thị trường, nhưng rất có thể khi bạn thu nhỏ thị trường, mục đích đó có thể gặp cản trở hoặc lý do khác khiến chúng không thu được lợi nhuận như mong muốn.

Về cách đánh giá nhóm khách hàng, bạn có thể dựa trên quy mô thị trường đã chọn, tiềm năng doanh thu(lợi ích), sức mua của khách hàng, quy mô lợi nhuận, mức độ quay vòng vốn…

Các Phân Nhóm khách hàng trên thị trường thời trang hiện nay

Trong thị trường thời trang và quần áo hiện nay, Lương sẽ phân thành 4 cấp nhóm khách hàng theo mô hình Kim Tự Tháp lần lượt từ dưới lên, giúp bạn định hình cấu trúc lĩnh vực kinh doanh thời trang:

– Nhóm khách hàng phía dưới của hình Kim Tự Tháp: Sức tiêu dùng của nhóm khách hàng này nhỏ. Họ là những người mua thời trang có thu nhập thấp, hoặc là những người đang bước vào giai đoạn cuối trung niên và trước cao niên. Họ là những người hạn chế mua quần áo, hoặc nếu mua họ cũng sẽ mua các sản phẩm thông thường, bình dân, họ không có nhiều nhu cầu đối với thời trang.

– Phía trên một cấp của hình Kim Tự Tháp, đó là nhóm khách hàng dân công sở ( văn phòng). Số lượng người tiêu dùng thuộc nhóm này rất lớn, đặc trưng trong thói quen mua quần áo của họ đó là họ thích mua chung hoặc họ thích sản phẩm khuyến mại, giảm giá, hoặc một chương trình ưu đãi…

Ngoài ra nhóm khách hàng công sở muốn sự tiện lợi-nhanh chóng, đan xen tính giải trí-vui chơi. Ví dụ: Họ thường chú ý đến những lời kêu gọi khuyến mại trên Tivi truyền hình, trên xe Bus, trên biển hiệu của cửa tiệm, hoặc từ hoạt động truyền miệng…

– Cấp tiếp theo trong mô hình Kim Tự Tháp, là nhóm người có thu nhập trung cấp và cao cấp. Những khách hàng đến Starbucks thưởng thức cafe là một nhóm khách hàng thuộc cấp này trong mô hình Kim Tự Tháp; Hoặc họ là dân công sở và có xe hơi, hoặc đi làm bằng taxi. Các khách hàng này có nhu cầu lớn đối với thời trang cao cấp.

– Cấp trên cùng của mô hình Kim Tự Tháp, đây là những khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu, người giàu có trong xã hội. Sản phẩm thời trang họ dùng là hàng hiệu, mẫu mã độc đáo, thậm chí sản phẩm thời trang họ mặc là duy nhất trên thế giới.