Tuyển tập bí kíp Content Marketing từ a-z (phần 3)

TẠO SỰ KHÁC BIỆT HẤP DẪN CHO CONTENT

Phần 2 Tôi đã nói về công thức đánh giá mức độ hay của bài viết – MDH. Bạn có thể dùng nó để đánh giá đc ngay bài viết của bản thân và của người khác, nếu MDH <10% có nghĩa là bài viết chưa được hay, và chúng ta cần cải thiện nội dung bài viết. Tôi cũng chỉ ra ở một Content hay luôn có sự khác biệt, vì vậy bước đầu tiên bạn cần tạo đc sự khác biệt cho nó. Khác biệt với content của đối thủ, và cũng phải khác biệt với Content của chính bạn ở thời điểm trước.

Nếu bạn là người chuyên tạo nội dung, bạn có thể sẽ gặp phải vấn đề: bí đề tài, tạo ra một nội dung thì dễ, tạo ra 1 chục nội dung thì bắt đầu khó và bị bí chủ đề. Tạo đc sự khác biệt cho nội dung là cứu cánh cho dân Content.

Nhưng làm bằng cách nào?
Có nhiều phương pháp nhưng tôi sẽ giới thiệu bạn 1 vài phương pháp thông dụng, dễ áp dụng

1. Thay đổi điểm nhấn trong bài viết.

Giả sử bạn viết về sản phẩm có 5 ưu điểm. Bài đầu tiên bạn có thể viết về 5 đặc điểm trong 1 bài dài 500 từ, bài thứ 2 trở đi bạn có thể chỉ nhấn 1 đặc điểm trong đó mà thôi cũng với bài viết 500 từ (5 đặc điểm viết đc 5 bài khác nhau). Người đọc sẽ ấn tượng rất mạnh nếu bạn tập trung nói về 1 đặc điểm đó. Dĩ nhiên 500 từ của bạn phải cô đọng xúc tích, nghĩa là bạn phải có nhiều ý để chứng mình cho 1 đặc điểm đó, chứ ko phải thêm từ vô nghĩa vào cho đủ số lượng.

Ví dụ cụ thể: có 2 cô gái thi đua xem ai là người được nhiều chàng trai muốn làm quen nhất. 1 cô tên Hoàn Hảo có 5 ưu điểm: xinh đẹp, thông minh, nhà giàu, gia đình quyền thế, hiền lành & nết na. Và 1 cô tên Chỉ Đẹp: chỉ có ưu điểm duy nhất là xinh đẹp.

Bài viết giới thiệu về cô Hoàn Hảo được viết như sau:
“Tôi tên Hoàn Hảo. Ai cũng nói tôi xinh đẹp, tôi đạt giải hoa khôi trường trung học phổ thông, rồi đạt danh hiệu hoa hậu ảnh toàn quốc năm 2015. Tôi được người ta đánh giá là thông minh và học giỏi, trong các năm học đại học tôi luôn nằm trong danh sách sinh viên nhận được học bổng của trường. Nhà tôi giàu lắm, ba tôi có là người giàu thứ 2 của nước Việt Nam, tôi và chị Hai tôi mỗi người sở hữu 2 villa trong khu Phú Mỹ Hưng, 2 resort tại Nha Trang. Ba tôi là anh em con dì với bộ trưởng ngoại giao, bạn thân của bác Phạm Nhật Vượng Vincom. Ba tôi giáo dục con rất kỹ. Tôi được nhiều người biết đên với tính cách hiền lành, nhu mì,thân thiện. Hàng xóm đều khen tôi: “con nhỏ này người đã đẹp mà lại nết na, cả thành phố này tìm đâu ra một người như vậy. Ai quen được cô thì thật là có phúc”.

Bạn có ấn tượng với cô Hoàn Hảo ko? Bạn có muốn làm quen với cô ấy không? Đứng trước đối thủ mạnh như vậy Cô Chỉ Đẹp có thể thu hút đc chàng trai nào hay không? Nếu bạn lại bịa thêm cho Cô Chỉ Đẹp vài ưu điểm mà Cô Hoàn Hảo đã có thì sẽ ko gây đc ấn tượng vì nó ko khác biệt. Hãy tập trung vào 1 ưu điểm vốn có của Cô Chỉ Đẹp. Giờ hãy thử viết bài giới thiệu cho Cô Chỉ Đẹp xem có thể cứu cô ấy không nhé.

Tôi tên Chỉ Đẹp. Tôi đã nổi tiếng vì sự xinh đẹp. Lúc sinh ra các bác sĩ, y tá đều khen nức nở: “sao con bé xinh thế”. Năm tiểu học, các bạn nam lớp bên cạnh giờ ra chơi đều qua làm quen với tôi. Năm 15 tuổi mỗi khi ra đường tôi đều phải bịt mặt, vì nếu tôi không che mặt thì rất nhiều đàn ông đi ngược chiều đối diện sẽ nhìn chằm chằm vào tôi đến ngẩn ngơ và bị tai nạn, những người đi xe thì tông xe phía trước, những người đi bộ trên lề thì hay va phải cột điện hoặc lọt cống. Năm 18 tuổi tôi đạt giải Hoa Khôi của Trường, năm 20 tuổi tôi đạt giải Hoa Hậu ảnh của Thành Phố HCM. Mỗi lần tôi đăng ảnh trên Facebook thì có hơn triệu lượt share, triệu comment, trong đó 80% comment thường là “xinh thế”, “xinh quá”, 10% thường là “I love you”, 6% nói: “ôi đẹp chết đi được”. 4% còn lại nói : “tôi sẽ chết vì em”

Giờ bạn có ấn tượng với Cô Chỉ Đẹp hay không? Giữa Cô Hoàn Hảo và Cô Chỉ Đẹp, bạn sẽ làm quen cô nào? Hãy comment thật lòng để tôi xem có thể cứu được Cô Chỉ Đẹp dành lấy nhiêu % thị phần nhé. Mặc dù đây là câu chuyện vui, nhưng nó minh họa rằng, tập trung vào 1 điểm sẽ giúp người đọc ấn tượng hơn.

2. Thay đổi góc nhìn về sản phẩm

Mỗi lần thay đổi góc nhìn về sản phẩm bạn sẽ có 1 ý tưởng khác nhau. Có rất nhiều góc nhìn:

– Nhìn từ góc độ người sản xuất: để chứng mình về chất lượng ban có thể kể ra về quy trình sản xuất, nguyên vật liệu, để tạo ra sản phẩm như thế nào để đảm bảo chất lượng, nguồn hàng lấy từ đâu (Trung Quốc, Nhật, Việt Nam..), giấy phép, giấy chứng nhận chất lượng
– Nhìn từ góc độ của người bán hàng: bạn có thể nói về sản phẩm bằng cách mô tả: khách hàng mua nhiều sản phẩm này như thế nào, làm cho nó hết hàng ra sao, bị thiếu hàng để bán như thế nào.
Nhìn từ góc độ sản phẩm: bạn sẽ phân tích đặc tính sản phẩm, chất lượng, giá cả, ích lợi như thế nào
– Nhìn từ góc độ khách hàng: bạn có thể viết về những Feedback của khách hàng, ích lợi khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm ra sao
– Nhìn từ góc độ thời gian: thời gian sản xuất mất bao lâu(ví dụ rượu càng để lâu càng ngon và thu hút khách), sử dụng sản phẩm trong bao lâu, tiết kiệm đc bao nhiêu thời gian cho khách hang nếu dùng sản phẩm
– Nhìn từ góc độ lý tính: lợi ích có thể thấy bằng việc phân tích logic tính năng của sản phẩm
– Nhìn từ góc độ cảm tính: lợi ích mang đến về mặt cảm xúc cho khách hàng: tự tin, an toàn, tự hào, đẳng cấp, hạnh phúc…
– Nhìn từ góc độ tài chính: tiết kiệm được cho khách hàng bao nhiêu tiền, giúp khách hàng kiếm thêm được bao nhiêu tiền, thanh toán dễ dàng như thế nào (như trả góp)..
– Góc độ giáo dục: giúp người đọc có thêm 1 số hiểu biết hữu ích, ví dụ bạn viết về hướng dẫn cách làm da mặt không bị mụn, hướng dẫn cách phối đồ, hướng dẫn chọn quần áo sao cho phù hợp với chiều cao khách hàng…, sẽ có rất nhiều cái cần hướng dẫn tùy vào ngành nghề bạn viết.
– Góc độ nhân quả – nguyên nhân & kết quả: bạn có thể viết 7 lí do khách hàng chọn sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn (nguyên nhân), hay bạn có thể viết về: 5 điều khách hàng hài lòng sau khi sử dụng sp/dv của bạn (kết quả)
– Góc độ sức khỏe: sản phẩm/dịch vụ của bạn giúp ích cho sức khỏe khách hàng như thế nào. Cái này có thể dùng cho sản phẩm/dịch vụ liên quan như mỹ phẩm, đồ ăn, đồ uống, công nghệ, máy lạnh, quần áo lót, đồ chơi…
Có rất nhiều góc độ mà tôi chỉ liệt kê được bấy nhiêu.

3. Thay đổi cách diễn đạt:

Bạn có thể dùng cách viết:

– Liệt kê: đây là phương pháp nhiều người đang dùng hiện nay, ngắn gọn, xúc tích. Mỗi ý là 1 đầu dòng
– Kể chuyện: Nếu bạn hay dùng phương pháp liệt kê thì thỉnh thoảng hãy chuyển sang phương pháp kể chuyện, mọi người đều yêu thích nghe chuyện, với điều kiện câu chuyện phải hấp dẫn. Bạn nghĩ kể chuyện ko thích hợp với bán hàng ? sai lầm nhé.

Ví dụ:
Sáng sớm hôm kia có 1 khách hỏi shop:
”Shop ơi, nếu mình giới thiệu khách lớn cho shop, shop giảm giá cho mình cái váy đó nhé. Là khách quen của shop, biết shop bán hàng chất lượng, cũng không muốn kì kèo này nọ nhưng vì mình thích cái váy đó quá mà khả năng tài chính thì không đủ. Chị ấy đang tìm nguồn hàng, sẽ mua ít nhất từ 100 cái trở lên”
Thực sự em rất bất ngờ với trường hợp như vậy. Bán hàng thì thật vui khi được khách hàng khen và giới thiệu thêm khách mới.
Thế là em nhập thêm đầy đủ số lượng và size của mẫu váy ấy ạ. Hình bên dưới, đẹp chuẩn không cần chỉnh luôn ạ.
Để đặt hàng các chị gọi hotline hoặc inbox, comment cho em nhé.

– Nhân hóa: hóa thân vào sản phẩm, cho nó có đặc tính con người. Thay vì bạn viết với tư cách copywriter hoặc chủ shop, thì bạn có thể tưởng tượng mình là sản phẩm, và nói về sản phẩm như tâm sự nói về bản thân mình. Điều này làm cho bài viết trở nên thú vị hơn cho người đọc.

– Làm thơ: dù hiện nay không nhiều người thích thơ nữa, tuy nhiên nếu bạn làm thơ vài câu đầu, 2 đến 3 câu, hoặc làm cho vần như vè, như rap, thì bạn cũng thu hút sự chú ý của người đọc, để người ta đọc xuống phía dưới

4. Thay đổi cách tiếp cận: có nhiều cách tiếp cận sản phẩm/dịch vụ

Loạt bài viết “ĐỂ TRỞ THÀNH THÁNH CONTENT BÁN HÀNG” có cách tiếp cận khác với những bài viết về Content khác. Các bài viết khác thường hướng dẫn bạn: phải hiểu khách hàng như thế nào, xác định mục đích bài viết, thể loại bài viết. Trong khi bài viết này của tôi đi theo một hướng khác: đặt ra tiêu chuẩn cao (Thánh CONTENT) của bài viết hay, Phân tích xem trong bài viết hay thường có yếu tố gì, rồi mới hướng dẫn người đọc tạo ra yếu tố đó. Đó là cách tiếp cận khác biệt.

1 số cách tiếp cận bạn có thể dùng:
– Nếu vấn đề trước, rồi chỉ ra sản phẩm như là giải pháp của vấn đề
– Đặt tiêu chuẩn cao rồi chỉ ra sản phẩm là giải pháp để có đc tiêu chuẩn cao đó
– Bắt đầu bài viết bằng cách viết ra lợi ích của sản phẩm từ tổng thể rồi mới đến từng lợi ích chi tiết của sản phẩm/hoặc ngược lại viết từ chi tiết nhỏ cảu sản phẩm rồi mới nói tới những lợi ích tổng thể
– So sánh sản phẩm với loại thông thường để làm nổi bật giá trị sản phẩm. Tivi thường so sánh bột giặt tide, omo với sản phẩm “thông thường” khác

Và còn nhiều nữa…

5. Dùng thủ thuật sao chép sáng tạo

Nếu bạn đã dùng hết các phương pháp trên thì hãy dùng tới phương pháp này. Phương pháp này đã từng tạo ra những sáng tạo vĩ đại của thế giới. Nay chúng ta dùng sáng tạo trong content.
Sáng tạo sao chép là phương pháp sao chép ý tưởng từ 1 nơi khác để tạo ra một sáng tạo đột phá cho 1 sản phẩm/1 nội dung. Đọc đến đây có lẽ bạn sẽ thắc mắc, tại sao đi copy mà lại gọi sáng tạo, có lộn không vậy?

Bạn chưa biết Iphone là sự sáng tạo nhờ sao chép tính thẩm mỹ vào ngành công nghệ, Trước đó chưa từng ai làm điện thoại có thiết kế đẹp, chưa từng dùng font chữ nghệ thuật trong công nghệ. Steve Job chỉ mang tính thẩm mỹ vào ngành công nghệ. Ví dụ khác,võ thuật trung quốc hay có nhiều món võ như Hổ Quyền, Xà Quyền. Đó là môn võ mà võ sư sao chép tư thế của con hổ, con rắn. Hay như công nghệ máy tính hiện nay là sự sao chép của cách con người xử lý thông tin: input → xử lý → output. Bộ não con người có trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn thì tương ứng hệ thống máy tính thì sẽ có Ram (ngắn hạn), Ổ cứng (trí nhớ dài hạn). Những thứ đó không phải ngẫu nhiên được sáng tạo ra mà dựa trên hiểu biết về con người tại thời điểm đó, sao chép nó vào ngành công nghệ mà thôi.

Vậy sử dụng thủ thuật này để sáng tạo nội dung như thế nào?
Để mang về sự sáng tạo, bạn chỉ có thể sao chép từ những ngành khác, sản phẩm khác, hoặc thể loại nội dung khác. Nếu sao chép từ nội dung cùng ngành, cùng loại sản phẩm thì ko tạo ra kết quả sáng tạo nào, mà còn bị ném đá và report vì bản quyền.

Bạn có thể sao chép từ ý tưởng, tiêu đề, câu nói, cách diễn đạt … từ nguồn thông tin hay (bài viết hay, bài hát hay, phim hay, câu nói hay của nhân vật nổi tiếng) về bài viết của bạn. Tôi lên trang chủ dantri.com thì thấy được những tiêu đề về phần da khá hay như sau:

– Những thông tin về Lão Hóa Da nhất định bạn phải biết”
– 7 cách hiệu quả giúp điều trị Rạn Da sau sinh
– Đột phá mới giúp cải thiện Rạn Da, Da Chảy Xệ
– 6 thông tin bạn không thể bỏ qua về Rạn Da

Giờ chúng ta có thể sao chép ý tưởng đó cho bài của mình:

– Những thông tin về du lịch Vịnh Hạ Long nhất định bạn phải biết ( → quảng cáo du lịch)
– 7 cách hiệu quả giúp trị thâm triệt để
– Đột phá mới giúp cải thiện trình độ anh ngữ đến kinh ngạc. Chỉ có tại TÊN_TRUNG_T M_ANH_NGỮ (dạy tiếng Anh)
– 6 thông tin bạn không thể bỏ qua về cách tạo ra trăm đơn mỗi ngày (dịch vụ Facebook Ads)

Để tạo được kết quả hay thường nguồn thông tin của bạn cũng phải hay, và đối tượng bạn chọn để sao chép phải hợp lý nội dung bạn định viết. Như vậy nó cần 1 quá trình tìm kiếm nguồn thông tin, và suy nghĩ đã chọn lựa đối tượng để sao chép: ý tưởng, tiêu đề, cách diễn đạt, 1 câu nói…

Bạn không nên sao chép của các đối thủ trong ngành, vì dễ gây nhàm chán với người đọc và có nguy cơ bị report về bản quyền.
Tôi còn 13 phương pháp nữa để sáng tạo, nhựng do tài nghệ chưa thông nên chưa chia sẻ được, phải luyện tập tiếp, hi vọng có thể chia sẻ cho bạn trong thời gian tới.

Bạn đã có nhiều phương pháp tạo sự khác biệt cho nội dung của mình, nó sẽ giúp khách hàng dễ nhận biết và ấn tượng hơn. Khác biệt là điều kiện đầu tiên để một nội dung trở nên hay. Nhưng vẫn chưa đủ, nội dung khác biệt sẽ hay nếu nó cung cấp cho khách hàng GIÁ TRỊ.

(Còn tiếp) Tuyển tập bí kíp content marketing từ a-z (phần 4)