Ưu nhược điểm của 16 nền tảng blog tốt nhất hiện nay (P3)

Tiếp theo “Ưu nhược điểm của 16 nền tảng blog tốt nhất hiện nay” – Phần 2.

11. Svbtle: Svbtle.com

uu nhuoc diem cua 15 nen tang blog tot nhat hien nay p3 hinh anh 1
Nền tảng này được sáng lập bởi nhà thiết kế Dustin Curtis. Giao diện trang cá nhân của bạn sẽ trông giống như một list công việc và nó rất thuận lợi cho việc trình bày ý tưởng của bạn. Nền tảng này ban đầu chỉ giới hạn trong phạm vi những người nhận được thư mờ nhưng sau đó nó đã được mở ra rộng rãi cho mọi người vào tháng 10 năm 2013.
Ưu điểm: Thiết kế đẹp.
Nhược điểm: không có hệ thống bình luận các chủ đề được post.
Dự đoán: Svbtle cung cấp một sự tiếp cận blog theo một hướng đặc biệt, khác hẳn những nền tảng khác và nó cũng còn khá non trẻ nên chưa thể xác định được sự phát triển trong tương lai của dịch vụ này.

12. Medium: Medium.com

uu nhuoc diem cua 15 nen tang blog tot nhat hien nay p3 hinh anh 2
Medium là một nền tảng được xây dựng bởi hai nhà đồng sáng lập Twitter là Ev Williams và Biz Stone nên nó mang nhiều hơi hướng của mạng xã hội với khả năng chỉnh sửa, chú thích công việc và đặc biệt là liên kết với Twitter. Medium khá cứng nhắc trong chính sách liên kết với các mạng xã hội do đó có thể tạo ra cảm giác khó chịu cho người viết blog. Dịch vụ này được mở ra vào tháng 10 năm 2013 nhưng đến nay nó vẫn chưa hỗ trợ trực tiếp cho các thiết bị di động ngoài trừ việc phát hành một ứng dụng “chỉ đọc” cho iOS.
Ưu điểm: Medium là một nền tảng tuyệt vời để giới thiệu những nội dung của bạn đến số đông người đọc.
Khuyết điểm: thiếu tính tùy biến.
Dự đoán: nhiều người sẽ sử dụng nền tảng này để tạo ra kênh liên lạc cho các thành viên trong lớp của mình.

13. Tumblr: Tumblr.com

uu nhuoc diem cua 15 nen tang blog tot nhat hien nay p3 hinh anh 3
Có thể gọi Tumblr là một nền tảng “lai” khi kết hợp giữa việc viết blog và các phường tiện truyền thông xã hội. Nền tảng này khiến ông lớn Yahoo đã phải bỏ ra 1,1 tỷ USD để hỏi mua. Tumblr có một cộng đồng người sử dụng khá lớn, giống như Twitter hay Facebook, người dùng khác có thể post nội dung lên trang cá nhân của bạn. Nhiều người trẻ có xu hướng chuyển sang dùng blog Tumblr, tuy nhiên mục đích chủ yếu là để theo dõi những mặt hàng họ thích chứ ít quan tâm đến việc viết nội dung blog. Tumblr cho phép người dùng tùy biến cả tên miền và khá dễ sử dụng kể cả trên điện thoại (bao gồm cả việc upload ảnh lên).
Ưu điểm: được sự hậu thuẩn mạnh mẽ từ Yahoo.
Nhược điểm: cũng vẫn là thuộc sở hữu Yahoo, cho nên người dùng phải chịu cảnh bị Yahoo gắn quảng cáo lên website của mình.
Dự đoán: Tumblr giống một trang xã hội hơn là blog, tuy nhiên nó sẽ thích hợp cho những ai tìm kiếm sự đơn giản và dễ dàng. Nhiều công ty cũng chọn Tumblr để tạo ra những trang blog phụ (bên cạnh website chính được xây dựng bằng nền tảng khác) quảng bá cho sản phẩm của họ vì người dùng nền tảng này rất đông đảo.

14. Blogger: Blogger.com

uu nhuoc diem cua 15 nen tang blog tot nhat hien nay p3 hinh anh 4
Blogger là một nền tảng bolog được khai sinh bởi Google và rất dễ sử dụng cũng như đăng kí. Bạn chỉ cần một tài khoản Gmail để sử dụng dịch vụ của Blogger. Blogger cụng có những khả năng tùy chỉnh nhất định như thay đổi giao diện, bố trí các lớp chức năng. Ngoài ra, một số dịch vụ khác của Google cũng dễ dàng được tích hợp vào trang blog của bạn. Ví dụ như việc chèn quảng cáo bằng Google AdSense để kiếm tiền (nhiều hay ít là tùy vào mức độ nổi tiếng trang blog của bạn), hoặc comment bằng Google+,…
Ưu điểm: dễ sử dụng và dễ bắt đầu cho những người chưa biết gì về blog.
Nhược điểm: Không thể tạo ra các trang web quá phức tạp và phụ thuộc nhiều vào các chính sách của Google.
Dự đoán: Mặc dù không được phổ biến ở thời điểm hiện tại nhưng không thể phủ nhận Blogger là một nền tảng thường được nhiều người bắt đầu khi viết blog mặc dù có đôi chút hạn chế ở việc tùy biến trang web, nhưng nếu đã học được những điều cơ bản từ nền tảng này bạn dễ dàng chuyển sang những nền tảng khác phức tạp hơn.

15. WordPress: WordPress.com và WordPress.org

uu nhuoc diem cua 15 nen tang blog tot nhat hien nay p3 hinh anh 5
WordPress có hai lựa chọn: một dịch vụ miễn phí được cung cấp tại địa chỉ wordpress.com sẽ cho phép bạn đăng kí một tài khoản với tên miền là tên_miền_của_bạn.wordpress.com (bạn cũng có thể lựa chọn trả phí cho việc sử dụng tên miền để nhận được nhiều ưu đãi hơn). Với tài khoản miễn phí này sẽ cung cấp khả năng tùy biến hạn chế cho trang cá nhân của bạn. Nếu không muốn sử dụng tài khoản miễn phí, bạn có thể sử dụng dịch vụ trả phí với tên miền là tên_miền_của_bạn.org để lưu site trên máy chủ WordPress của riêng bạn và được tùy biến nhiều hơn cho trang blog của mình. WordPress được xem là một trong những nền tảng khởi nguồn của blog và hiện đang chiếm 19% thị phần các nền tảng dành cho blog với hơn 45 triệu lượt tải về. Một trong những điểm mạnh cốt lõi của nền tảng này là nó sở hữu một cộng đồng sáng tạo lớn, những người đã tạo ra hàng ngàn các tùy chỉnh cho phép người dùng bổ sung các plug-in giúp trang WordPress cá nhân của mình mạnh mẽ hơn, chuyên sâu hơn và giao diện đẹp hơn.
Ưu điểm: khả năng tùy biến cao.
Nhược điểm: có quá nhiều tùy biến có thể cho những người dùng không chuyên cảm thấy bối rối và khó tiếp cận với nền tảng này.
Dự đoán: WordPress vẫn là một trong những nền tảng phổ biến nhất hiện nay và nó thích hợp cho các công ty để hoặc những người muốn xây dựng một trang web có độ phức tạp cao. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích trước khi quyết định chọn cho mình một nền tảng blog phù hợp nhất.

16. opp.vn

Trong xu hướng nổi bật năm 2017 về nền tảng công nghệ phục vụ cho kinh doanh online, OPP VN đang nổi lên như một hiện tượng với những thế mạnh vượt trội so với các đơn vị khác:

  • Ai cũng có thể tạo website cho mình mà chẳng cần biết về công nghệ.
  • Bán hàng khắp mọi nơi với giải pháp multi-store. Khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán ngay trên fanpage hoặc diễn đàn, website vẫn ghi nhận các hoạt động đó.

Ưu điểm: website được xây dựng từ nền tảng OPP VN website có đầy đủ chức năng dành cho kinh doanh như: đặt mua hàng, thanh toán trực tuyến, lưu trữ và quản lý đơn hàng…vv…  Khu vực blog trên website có tích hợp nút Mua ngay ngay tại bài viết giới thiệu sản phẩm.
Xem lại:  Ưu nhược điểm của 16 nền tảng blog tốt nhất hiện nay (P1)