6 giải pháp tăng doanh thu bán hàng dịp Tết

Chào độc giả, dịp Tết này anh(chị) bán hàng tốt không. OPP VIỆT NAM biết có một số ông chủ(bà chủ) chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo Google. Nói chính xác thì hình thức quảng cáo cũng khá hữu hiệu, giúp anh chị đạt mục tiêu lợi nhuận nhất có thể.

Một số cách để bán hàng dịp Tết

Trong chủ đề này OPP VIỆT NAM tập trung vào vấn đề sâu hơn việc chỉ ra những cách bán hàng dịp Tết, đó là nội dung của hoạt động bán hàng dịp Tết, làm thế nào để khách hàng mua sản phẩm của bạn, chứ vấn đề không phải là chạy quảng cáo Facebook, hay vận dụng những cách bán hàng. Bên dưới là một phương thức bán hàng dịp Tết bạn có thể áp dụng, tuy nhiên OPP VIỆT NAM sẽ không phân tích, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn cách bán hàng nào, bạn comment trong phần bình luận.

Bán hàng trực tiếp

Hợp tác với các cửa hàng có mặt bằng trên phố lớn

Tạo gian hàng trên website thương mại điện tử

Làm Content Pr

Video Marketing

Bán hàng bằng xe đẩy dạo

Dùng xe mô tô bán hàng trên đường

Hướng dẫn cách tăng doanh thu bán hàng dịp Tết

Đấu trí với khách hàng bằng giá bán đặc thù trong ngày Tết

Đối với cửa tiệm hay thương hiệu sản phẩm bất kỳ ( kể cả thương hiệu phổ thông và thương hiệu cao cấp), đều sẽ có một tập khách hàng cũ, và nhóm khách này có am hiểu nhất định về sản phẩm của bạn. Vào dịp Tết, chúng ta sẽ áp một mức giá mới (giảm giá 5% chẳng hạn) cho sản phẩm người tiêu dùng có hiểu biết từ trước. Và bạn sẽ không làm hoạt động giảm giá với sản phẩm mới, hoặc sản phẩm khách hàng chưa tìm hiểu, chưa nắm rõ thông tin.

Đối với sản phẩm khách hàng đã biết, hoạt động giảm giá mới có thể phát huy tác dụng, trong khi đó với mặt hàng mới hoặc người tiêu dùng chưa rõ ràng thì việc giảm giá(tăng giá) không phát huy hiệu quả tích cực.

Chiết khấu thương hiệu

Đối với một số thương hiệu người tiêu dùng đã quen biết, đặc biệt đối với những thương hiệu có sức hút lớn, bạn có thể thực hiện chiến dịch xúc tiến ( quảng cáo, khuyến mại, chiết khấu…) cho tất cả các sản phẩm của công ty ( cửa hàng).

Tuy nhiên, bạn sẽ gặp một hạn chế, sau khi chiết khấu khấu sản phẩm cho khách hàng, lợi nhuận/sản phẩm sẽ giảm, và tổng lợi nhuận/doanh thu giảm kéo theo. Vì vậy, nhân viên làm công tác thương hiệu và xúc tiến cần học kỹ năng làm tăng lượng bán, chuyển dịch hành vi với thương hiệu thành hành vi mua hàng.

Tặng kèm quà

Phần lớn khách hàng tin rằng họ sẽ chỉ nhận được sản phẩm đã trả tiền cho cho nó, họ không nghĩ rằng, họ có quyền nhận thêm nhiều ưu đãi, và trong đó quà tặng là một loại sản phẩm cộng thêm vào tổng giá trị họ được nhận.

Nếu bạn nói khách hàng biết rằng, họ sẽ nhận được món quà đặc biệt, đó có thể là 85% lý do họ ra quyết định mua hàng của bạn, trong bán hàng đôi khi chỉ cần 40% lý do để mua 1 sản phẩm thì tỷ lệ bán được sản phẩm của bạn đã cao hơn những gì chúng ta nghĩ.

Trong tư duy khách hàng, quà tặng là thứ miễn phí, nhưng trên thực tế bạn không hề miễn phí cho khách hàng. Lương đã viết 1 bài phân tích về sự miễn phí trong bán, bạn có thể xem thêm để yên tâm: Miễn phí cho khách hàng không hề lỗ.

Trong một số trường hợp, chỉ vì thích món quà tặng mà đến cửa tiệm mua sản phẩm. Ví dụ: Khách hàng thích bàn chải răng nano, nhưng chiếc bàn chải đi kèm hộp kem răng, muốn sở hữu bàn chải Nano họ có thể sẵn sàng mua cả hộp kem. Đây là lý do chỉ ra vì sao, hiện nay các cửa hàng ăn nhanh đặc biệt thích bán hàng theo Combo, bởi tiền lãi họ có được từ một sản phẩm cộng thêm có thể lên tới 20% doanh thu, thậm chí những cửa hàng ăn nhanh họ chỉ kiếm tiền lãi từ việc bán thêm các sản phẩm như khoai tây, đồ ăn phụ mà không thu được đồng lãi nào từ món ăn chính.

Tăng tiền để mua được nhiều hơn

Chỉ việc khách hàng bỏ thêm một số tiền nhỏ nhưng có thể sở hữu một sản phẩm khác ( dạng Combo hoặc tương tự), hoặc vẫn là sản phẩm trước đó tuy nhiên số lượng có thể tăng tới gấp đôi, mặc dù số tiền bỏ ra không gấp đôi.

Ví dụ: Để mua thêm 1 tách Campuccino trị giá 64.000 VNĐ, bạn chỉ cần trả thêm 30.000 VNĐ cho hóa đơn Cafe trước đó có giá 80.000 VNĐ. Nếu tính toán số học theo cách thông thường bạn sẽ thấy họ bị lỗi 1 khoản tiền bằng: (64k+80k)-(80k+30k)= 34k. Nhưng từ góc độ tổng lợi nhuận kinh doanh, chúng ta không tính theo cách này.

Nếu giá sử trong 2h đồng hồ liên tục, bạn có 15 nhóm khách hàng 2 người, trước khi áp dụng chính sách trả thêm 20.000 đồng đổi lấy Campuccino, hoạt động kinh doanh của quán vẫn diễn ra thông thường thì tổng tiền của 2 tách đồ uống cho 15 nhóm 2 người bằng: (64k+80k)*15= 2160.

Nhưng sau khi áp dụng chính sách trả thêm 20.000 VNĐ để sở hữu 1 tách Campuccino, thì số khách hàng mua thêm 1 tách Campuccino bằng 10 nhóm 2 người trong tổng số 15 nhóm người khách. Vậy thì tổng tiền bạn có bằng : 80k*15+10*30k= 1400k+300k= 1700k. Tuy nhiên những nhóm khách 2 người vì biết thông tin quán bán thêm 1 tách Campuccino mà chỉ cần trả 30k, họ sẽ rủ thêm 1 người bạn khác, và vì từ nhóm khách hàng 2 người, chúng ta có 10 nhóm 3 người khác, tức là chúng ta có sẽ có thêm 1 đơn hàng 64.000 đồng hoặc 80.000 đồng hoặc 1 đơn hàng mức giá niêm yết giữ nguyên. Nếu giả sử 10 nhóm 3 người mua thêm 1 tách Campuccino trị giá 64.000 đồng, chúng ta có thêm một số tiền bằng : 10*64k= 640k.

Tổng số tiền sau khi áp dụng chính sách trả 30k được 1 tách Campuccino bằng: 1700k+ 640k= 2340k, lớn hơn tổng số tiền thu được ban đầu 2160k.

Giới hạn thời gian tăng khả năng cạnh tranh mua hàng

Nội dung của chiêu thức này không còn mới mẻ, tuy nhiên khi kết hợp cùng các kế hoạch khác có thể mang đến hiệu quả bất ngờ. Ví dụ, chúng ta giới hạn thời gian mua hàng theo cách “ Chương trình khuyến mãi áp dụng từ nay đến hết 28 Tết nguyên Đán”, buộc khách hàng phải hành động nhanh chóng hơn nữa, thậm chí nếu họ chưa lĩnh tiền thưởng Tết họ sẽ vay tiền mua hàng hóa, hành động vay tiền có thể kích thích người tiêu dùng ra quyết định mua nhan hơn.

Đổi sản phẩm cũ lấy sản phẩm mới

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cầm đồ bạn sẽ thấy hiệu quả từ việc đổi sản phẩm cũ lấy sản phẩm mới rõ ràng ràng nhất. Trong khoảng thời gian nhất định, khách hàng không đến lấy máy tính, không trả tiền lãi, quyền sở hữu chiếc máy tính sẽ nghiễm nhiên thuộc về cửa hàng kinh doanh cầm đồ.

Lúc này, ông chủ hiệu cầm đồ chỉ cần mang chiếc máy tính bảo dưỡng, chỉnh sửa một vài chi tiết trên máy, nâng cấp một số thiết bị thì giá trị chiếc máy tính có thể tăng lên 30%, họ mang bán lại cho khách hàng khác. Rõ ràng sản phẩm cũ vẫn tạo ra lợi nhuận cho người kinh doanh.

Việc đổi sản phẩm cũ lấy sản phẩm mới, không có nghĩa rằng bạn không phải trả thêm tiền. Mà khoản tiền bạn phải trả thêm để sở hữu sản phẩm mới cùng với giá trị của sản phẩm cũ, có thể vượt quá tổng giá trị thật của sản phẩm. Đây là chiêu xúc tiến bán hiệu quả của rất nhiều công ty, cửa hàng kinh doanh hàng hóa công nghệ.

OPP VIỆT NAM vừa chia sẻ với bạn một số nội dung vận dụng trong kế hoạch xúc tiến bán, thúc đẩy doanh thu kinh doanh dịp Tết Nguyên Đán và những ngày lễ nói chung. Câu hay vấn đề liên quan, bạn comment trong phần bình luận của bài viết này.

Xem trực tiếp bóng đá Xoilac TV

Xem bóng đá trực tuyến VaoroiTV

Kênh Cakhia chính thức