Bán hàng tạp hóa, kiếm lời 2 triệu mỗi ngày là điều bình thường

Mở cửa hàng tạp hóa là công việc kinh doanh tại nhà được nhiều bà nội trợ lựa chọn. Vừa kiếm được tiền mà lại có thể chăm sóc những công việc chăm sóc con cái, bếp núc.
Hơn thế nữa, dù là mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố đều là tiềm năng bởi nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của các gia đình. Nhiều người không ở gần siêu thị hay chợ đều muốn mua hàng hóa, các vật dụng thiết yếu hàng ngày ở cửa hàng tạp hóa. Nói không ngoa khi các cửa hàng tạp hóa chính là “nguồn sống” của những khu vực ngoại thành.

Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tạp hóa thành công

Để kinh doanh cửa hàng tạp hóa thành công, bạn cần phải tham khảo những kinh nghiệm hữu ích sau đây.

Kiểm soát vốn mở cửa hàng tạp hóa

Tiền vốn thuê địa điểm mở cửa hàng tạp hóa
Theo số liệu thống kê, có tới khoảng 70% cửa hàng tạp hóa được mở tại nhà để tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng. Đối với những người mất chi phí thuê mặt bằng thì chi nhiều hay ít vốn thuê mặt bằng là do quy mô cửa hàng, địa điểm của khu vực. Trung bình, thuê mặt bằng ở vùng nông thôn có giá từ 2 – 5 triệu/tháng với diện tích 30m2 trở lên. Còn đối với ở thành phố thì giá thường gấp 2-3 lần, thậm chí là hơn mới đủ.
Tìm được địa điểm đáp ứng được yêu cầu của bạn sẽ giúp việc kinh doanh thành công hơn. Thường thì địa điểm cửa hàng tạp hóa phải ở khu đông dân cư, nằm trên trục đường chính. Quanh khu vực bạn sinh sống chưa có hoặc có ít cửa hàng tạp hóa thì nên mở. Và nhớ khảo sát tình hình kinh doanh của các cửa hàng trước đó cũng như nhu cầu mua sắm của người dân quanh khu vực này nhé!
Tiền vốn lấy sỉ hàng tạp hóa
Bạn băn khoăn không biết cần bao nhiêu vốn để nhập hàng? Việc này còn tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng, số lượng hàng, giá trị của hàng hóa. Tuy nhiên lời khuyên cho người mới bắt đầu kinh doanh là không nên nhập hàng quá nhiều hoặc quá ít. Cần nhập hàng ở mức độ vừa phải để bày biện đầy gian hàng, kệ tủ của bạn. Số lượng không cần nhiều nhưng cần sự đa dạng hàng hóa. Ví dụ nếu bạn mở tiệm tạp hóa nhỏ khoảng 15 – 25m2 thì vốn tầm khoảng 30 – 80 triệu. Còn tiệm lớn hơn trên 100m2 thì vốn đầu tư rơi vào khoảng 500 – 800 triệu.
Kinh doanh tiệm tạp hóa luôn cần những mặt hàng thiết yếu phù hợp với cuộc sống hàng ngày. Đừng chọn sản phẩm ít người sử dụng, ít phổ biến, giá cả cao ngất ngưởng khiến khách hàng e dè không dám lựa chọn. Như vậy, hàng hóa của bạn sẽ dễ bị tồn hàng, ế ẩm.
Chi phí thuê nhân viên cho cửa hàng tạp hóa
Đối với các tiệm tạp hóa tại nhà, bạn sẽ không cần phải bỏ ra chi phí thuê nhân viên. Nhưng nếu quy mô to hơn thì bắt buộc phải có 1 – 2 nhân viên bán hàng. Đối với ngành nghề này, hãy tận dụng nguồn lao động là các bạn sinh viên và phân chia theo ca, giờ để tính lương cho dễ. Thường mỗi người có mức lương khoảng 2-3 triệu/tháng. Nếu doanh số cao, đông khách thì có thể thưởng thêm cho tương xứng.
Nếu quy mô to như một siêu thị, hãy đầu tư thêm phần mềm quản lý bán hàng để vừa kiểm soát được hàng hóa, lỗ lãi lại nắm bắt được khả năng làm việc của nhân viên.
Chi phí cho các trang thiết bị trưng bày hàng
Để mở cửa hàng tạp hóa thì bạn cần trang bị quầy thu ngân, các kệ treo hàng, các giá trưng bày hàng, bóng đèn, máy tính tiền, laptop, camera an ninh chống trộm…Tùy theo quy mô và sự đa dạng hàng hóa mà bạn sắm trang thiết bị, tổng chi phí khoảng 15  – 30 triệu đồng.
Ngoài ra còn các chi phí khác như: tiền điện, tiền nước, chi phí hao tổn… Dù là ít hay nhiều thì hãy liệt kê rõ ràng để biết được chính xác mình kinh doanh có tốt hay không vào mỗi cuối tháng nhé!

Tìm nguồn hàng tạp hóa giá rẻ

Trước khi mở cửa hàng nên tìm hiểu và tham khảo giá cả trên thị trường để biết chỗ nào bán rẻ, bán hàng chất lượng và đa dạng. Đồng thời bạn có thể liên hệ với các nhà sản xuất để nhận được giá sỉ, giá buôn cũng như các ưu đãi, khuyến mại cho các mặt hàng.

Khảo sát nhu cầu của dân cư trong vùng và khu vực lân cận

Trước tiên nên tiến hành khảo sát về mật độ dân cư, đối tượng dân cư, thu nhập, sở thích… để xác định mặt hàng kinh doanh. Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, chắc chắn khách hàng chính sẽ là dân cư sinh sống trong khu vực, công nhân,..để lựa chọn mặt hàng thích hợp. Còn đối với những cửa hàng to thì có thể đa dạng thêm mặt hàng cho tầng lớp trung lưu, thượng lưu. Tốt nhất là phải quan sát những cửa hàng xung quanh xem họ bán cái gì, bán chạy nhất mặt hàng nào, giá bao nhiêu, lỗ lãi ra sao, cách phục vụ có tốt không?…Để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho cửa hàng nhà mình và quyết định bổ sung hay loại trừ những mặt hàng nào.

Đa dạng hóa mặt hàng cho cửa hàng tạp hóa

Tùy vào thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của dân cư trong khu vực để quyết định mặt hàng phù hợp. Nếu là cửa hàng tạp hóa nhỏ thì nên bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống như nước, mắm, muối, mì chính, đường, thuốc lá, chè, bột giặt, sữa tắm, dầu gội… Còn các cửa hàng tạp hóa lớn hơn, cần nhập thêm các mặt hàng có thương hiệu uy tín, các sản phẩm chất lượng cao mà nhà nhà đều phải dùng như: sữa bột, bánh kẹo cao cấp, rượu vang, mỹ phẩm … Khi nhập hàng, bạn nên lưu ý tới số lượng sao cho đủ để hưởng khuyến mại và chiết khấu của nhà cung cấp. Ngoài ra, bạn có thể nhập thêm hàng bên ngoài như hàng xách tay, hàng ngoại,…để bán cho đa dạng sản phẩm.

Điều kiện để thành công mở cửa hàng tạp hóa

Dù bất cứ ngành nghề nào cũng đều có sự khó khăn. Để tiến tới thành công cần muôn vàn sự vất vả và rủi ro. Đối với cửa hàng tạp hóa thì dễ dàng hơn bởi nó có thể đáp ứng được nhu cầu của đại đa số cư dân, thích hợp với mọi nhà, mọi thành viên trong gia đình. Khi nơi nơi đều mở siêu thị và cửa hàng đại lý lớn thì việc mở cửa hàng tạp hóa nhỏ sẽ giúp bạn thuận lợi tóm gọn 1 lượng khách hàng lười không muốn đi siêu thị, ở xa siêu thị,…
Ngoài ra, đừng quá chú trọng vào việc đầu tư làm đẹp không gian cửa hàng hay sắm sửa máy lạnh,…bởi cửa hàng của bạn không phải siêu thị. Khách hàng sẽ không lượn lờ mua sắm cả tiếng đồng hồ nên không cần thiết đầu tư điều hòa (trừ khi bạn có điều kiện). Điều quan trọng nhất chính là sự đa dạng hàng hóa, giá bán hợp lý, lấy lãi nhỏ của số nhiều để tích lũy cho mình.
Nên lưu ý tới các mặt hàng tạp hóa phổ biến mà ai cũng cần, những mặt hàng sử dụng hàng ngày và nhanh hết như đồ gia vị, bột giặt, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng chẳng hạn,…Ngoài ra, hãy quan tâm đến dịch vụ khách hàng, đó là thái độ phục vụ chuyên nghiệp, niềm nở, thân thiện để tạo uy tín với khách. Hãy làm quen và tạo sự thân thiết với khách để họ có thể tới mua hàng thường xuyên.
Đó là những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tối thiểu bạn cần nhớ. Để kinh doanh tạp hóa hiệu quả chúng ta nên đưa ra một kế hoạch chi tiết và rõ ràng.
Chúc các bạn thành công.