Giải pháp Digital Marketing cho Ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Trong thế giới hiện đại ngày nay, ngân hàng và các tổ chức tín dụng không thể tiếp tục kì vọng thấy được cùng một kết quả như đã từng thấy với các kênh marketing truyền thống. Người tiêu dùng ngày nay thay đổi cách thức mua sắm, tiêu dùng, biết tận dụng thế mạnh của công nghệ để làm cho cuộc sống được nhẹ nhành, đơn giản hơn. Vì lẽ đó, các ngân hàng và tổ chức tín dụng “cần tìm ra những cách thức mới sao cho có thể vừa tương tác được với giới trẻ cũng như vẫn giữ giao tiếp được lớp người lớn tuổi”.

Sự bùng nổ của internet đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống của con người, có nhiều công cụ hiện đại xuất hiện thay thế những giá trị cũ. Digital Marketing cũng là một trong những công cụ hiện đại đó

Giải pháp Digital marketing cho ngân hàng có thể giúp các nhà marketing tận dụng những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp và phát triển các mối quan hệ.

Một điều cần nhấn mạnh ở đây đó là bạn không thể chỉ giỏi ở một hoặc hai khía cạnh của digital marketing như trước nữa. Tất cả có một sự liên kết với nhau, thế nên điều tối thiểu là bạn phải có cơ sở nền tảng của giải pháp digital marketing cho ngân hàng dưới đây nếu bạn muốn triển khai và tương tác hiệu quả với đối tượng của mình thông qua kênh digital, vì cả tám kĩ năng ấy hòa quyện với nhau nên một.

1. Retargeting

Với retargeting, chắc chắn một điều rằng bạn không cần phải là ông lớn hay phải nhờ đến các công ti quảng cáo mới có thể sử dụng được. Đây là chiến thuật online marketing giúp giữ được hình ảnh thương hiệu gần gũi hơn với người tiêu dùng sau khi họ rời khỏi website mà chính ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng có thể tự làm được.

Để chiến dịch retargeting đạt hiệu quả cao nhất thì điều quan trọng cần làm là sao cho mẩu quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và mẩu quảng cáo phải đi sánh đôi với “tiến trình mua hàng” của người tiêu dùng. Nói nôm na dễ hiểu là nếu có ai đó vào website của bạn để tìm kiếm thông tin vay mượn mua nhà đất thì mẩu quảng cáo của chiến dịch retargeting cho người đó sau này cũng phải tập trung vào thông tin cho vay mượn mua nhà đất.

Ngoài ra, bạn cũng không quên kiểm tra, thay đổi mẩu quảng cáo để tìm ra giải pháp nào tối ưu nhất. Đừng chỉ bám vào cái trước mắt, bán được rồi thôi nhưng hãy theo đuổi, tìm cơ hội cross-sell, upsell những sản phẩm/dịch vụ khác nữa.

2. Search Engine Marketing (SEM)

Search engine marketing – SEM – hay marketing với công cụ tìm kiếm có thể giúp các nhà marketing ngành tài chính thấy kết quả ngay lập tức nếu họ áp dụng đúng chiến thuật và đúng kĩ thuật. So với quảng cáo trên TV hay báo chí thường phải mất vài tuần, thậm chí là vài tháng mới thấy kết quả thì chiến dịch quảng cáo Adwords chỉ mất vài phút để cài đặt và chạy ngay lập tức. Đây chỉ là một trong số những ưu điểm của SEM mà các nhà marketing ngành ngân hàng cần quan tâm để ý.

SEM còn có một lợi ích vượt trội mà quảng cáo truyền thống không có được, đó là khả năng đo lường hiệu quả theo thời gian thực. Thông tin này có thể được theo dõi hàng ngày, hàng tuần để báo cáo hành vi người dùng và dựa vào đó để tinh chỉnh chiến dịch được hiệu quả hơn.

3. Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến có hơi bị đánh giá thấp trong thời điểm hiện tại bởi sự thờ ơ của người dùng trước quảng cáo, nhưng thực sự đây là công cụ cần có bên cạnh social media, đặc biệt đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Hai lưu ý đối với quảng cáo trực tuyến cần nhớ là: thứ nhất không quên điều chỉnh vị trí mẩu quảng cáo. Đặt quảng cáo rồi để quên nó ở đó là sai lầm không đáng thấy.

Thứ đến, nhớ tối ưu mẩu quảng cáo trên kênh online. Đừng để quảng cáo offline lấn át quảng cáo online mà ngược lại, hãy biến quảng cáo online thành đầu kéo cho offline.

4. Quảng cáo trên social media

Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trên social media được ví như xây nhà ở mặt tiền thay vì nhà trong hẻm. Một chiến lược social media được lên kế hoạch bài bản không những nâng được độ nhận biết cho thương hiệu và tạo ra thiện cảm trong công chúng cho các định chế tài chính, mà còn có thể tạo ra bản sắc cho thương hiệu mà website có thể không bao giờ làm được.

Theo thống kê cho thấy ngành ngân hàng/tài chính là ngành có tỉ lệ phản hồi từ người dùng cao nhất, thế nên social nếu được làm đúng có thể mang đến tính cá nhân hóa còn cao hơn cả website, vì nó cho phép người dùng “thấy được” nhân viên trong công ti, nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng và các khía cạnh khác của thương hiệu mà công chúng thường không thấy được.

5. Quảng cáo trên thiết bị di động (Mobile Marketing)

Không cần nói thì có lẽ các nhà marketing ngành tài chính cũng kênh mobile quan trọng thế nào trong chiến lược marketing chung công ty. Không khó để bắt gặp hình ảnh người dùng cầm điện thoại di động trên tay và theo thống kê có đến 94% người trưởng thành mang theo điện thoại di động 24/7, 48% email được mở và đọc trên mobile…Gần đây các nhà mạng yêu cầu phải đăng ký thông tin người sử dụng mới được sở hữu số điện thoại. Vì vậy, đây là một kênh giúp phân nhóm khách hàng để thực hiện các chiến dịch quảng cáo đúng đối tượng và hiệu quả. Hơn nữa, mức tương tác cũng nhanh hơn email marketing. Khi gửi 1 email đến khách hàng vào buổi sáng, có thể đến chiều tối họ mới đọc được thông tin (vì họ không mở hộp thư), nhưng với mobile marketing, qua hình thức tin nhắn SMS or MMS, khách hàng sẽ nhận được ngay lập tức. Qua đó cho thấy mobile không nên bị xem nhẹ trong số các kênh marketing online.

Đây là một kênh đặc biệt, có thể mang lại biến chuyển không ngờ cho thương hiệu. Nhưng cũng đừng quá đặt nặng gánh mọi thứ lên vai mobile. Như thế sẽ chẳng hiệu quả được. Với mobile bạn cần có chiến thuật đặc biệt, và biết tối ưu hóa cho mobile, nghĩa là bạn phải có sự sáng tạo khác biệt, nội dung khác biệt và có thể cần đến cả một chiến lược hoàn toàn khác biệt.

6. SEO

Search engine optimization (SEO) là một nhân tố khác cũng quan trọng không kém cho các nhà marketing ngành tài chính. Với SEO, bạn có thể có được lượng lớn lưu lượng truy cập vào trang đích và website, và hơn nữa là nó miễn phí, bạn không phải tốn tiền như các kênh quảng cáo khác.

Website là thành phần rất quan trọng đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Website tốt cho SEO phải “sạch”, rõ ràng, tránh các trang lỗi 404 và liên kết bị hư, không xem được. Chuẩn bị càng kĩ càng có lợi cho bạn.

Những trang nào là quan trọng nhất trên website của bạn thì cần được theo dõi kĩ lưỡng, đọc báo cáo trong Google Analytics để biết liệu chúng có đang tạo ra hiệu quả như ý hay không và thực hiện điều chỉnh cho đến khi tạo ra được kết quả như mong đợi.

7. Email Marketing

Dựa trên một cơ sở dữ liệu khách hàng (database), Digital Marketing sẽ phân tích và phân nhóm các đối tượng khách hàng có cùng chung sở thích hoặc nhu cầu để phát triển nội dung email và gửi đến từng nhóm đối tượng phù hợp.

Kỹ thuật này không những giúp bạn có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng, mà còn có thể giữ liên lạc với những khách hàng hiện tại với nội dung được thiết kế nội mới lạ, hấp dẫn, nhằm cung cấp những thông tin mới về sản phẩm, dịch vụ hay chương trình khuyến mãi của công ty. Nếu so sánh với hình thức marketing trực tiếp truyền thống thông như gọi điện, gởi thư, e-mail marketing giúp bạn cắt giảm được khoản chi phí in ấn và tiếp cận khách hàng.

Có những ngân hàng hứa với khách hàng (hoặc thành viên) của mình rằng sẽ không bao giờ gởi tới họ những bản tin email nữa, vì lí do tránh lừa đảo hay đại loại như vậy. Nếu bạn cũng làm như vậy, quả thật bạn đang bỏ phí đi rất nhiều (tiền).

Email marketing là kênh bán hàng tuyệt vời. Dĩ nhiên không thể tránh khỏi những vấn đề liên quan tới email cũng như những lo ngại về bảo mật, nhưng không lí do nào trong số đó đủ thuyết phục cho bạn phải vứt bỏ hoàn toàn một công cụ bán hàng đầy tiềm năng là thế.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kếp hợp chiến dịch email với chương trình gởi thư trực tiếp của tổ chức bằng cách trước hết gởi đi những email tới để thăm dò ý định của khách hàng và thấy nếu có dấu hiệu tích cực thì hãy gởi tiếp sau đó bằng thư trực tiếp. Tiếp cận theo lối lấy ít làm nhiều, từ online tới offline là một “best practice” trong chiến lược marketing cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

8. Trang đích

Trang đích là nơi bạn bắt đầu mọi thứ, nơi bạn bắt tay xây dựng chiến dịch mà không phải là điểm đến cuối cùng trên website của bạn. Sai lầm thường thấy của các nhà marketing là đưa khách hàng, người dùng vào ngay trang chủ, nơi chứa “hầm bà lằng” thứ trên đó khiến họ cảm thấy choáng và mất phương hướng trên đó. Thay vào đó, để chiến dịch SEM được hiệu quả, bạn nên dẫn dụ khách hàng vào một trang đích cụ thể dành cho họ.

Trang đích càng được chăm chút tỉ mỉ thì càng thu hút được sự chú ý và càng dễ tạo ra sale và đó là điều nhà marketing cần làm cho bất kì trang đích nào trên website. Nhớ đừng nhồi nhét nhiều thứ vào đó, tập trung vào một sản phẩm bạn muốn bán cho một trang đích sẽ mang lại hiệu quả như bạn mong muốn.

Hà Nguyễn / Marketingai.admicro.vn

Theo: eqvn.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *