Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Thúc Đẩy Bán Hàng

Để có được thành công trong bất cứ việc gì thì lên kế hoạch luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Hoạt động kinh doanh không phải là ngoại lệ. Bất cứ ai bước chân vào kinh doanh cũng luôn muốn tìm cho mình một kế hoạch phù hợp với tính chất doanh nghiệp.

Vậy làm thế nào để lập kế hoạch thúc đẩy bán hàng? Một kế hoạch bán hàng thành công, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng cần xác định những gì? Qua tìm hiểu và chọn lọc OPP VIỆT NAM sẽ chia sẻ với bạn cách thiết lập một kế hoạch thúc đẩy bán hàng hiệu quả qua bài viết dưới đây:

Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh ?

Làm kinh doanh mà không lập Kế hoạch, nghĩa là bạn đang Lập kế hoạch cho sự thất bại. Đây cũng chính là lý do phải lập kế hoạch kinh doanh. Nếu không có được một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại thì cũng rất khó thành công. Thậm chí còn là thất bại nặng nề.

Một kế hoạch kinh doanh tốt quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực. Ngoài ra còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.

Lập kế hoạch thúc đẩy bán hàng như thế nào ?

Xác định cụ thể kế hoạch thúc đẩy bán hàng

Kế hoạch bán hàng đặt ra nên ngắn gọn, đơn giản và có trọng điểm. Cơ bản kế hoạch bán hàng cần khôn khéo và thể hiện tính chiến lược. Nhằm thu hút nhiều hơn các khách hàng mới. Tỷ lệ phối hợp được cho là lý tưởng nhất sẽ chiếm 75% doanh số bán hàng từ những khách hàng mới. Và 25% doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại.

Kế hoạch thúc đẩy bán hàng bao gồm những gì?

Một kế hoạch cơ bản bao gồm 4 bộ phận cơ bản sau:

Thu hút khách hàng bằng chiến lược mới.

Phương pháp thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Chiến lược tăng trưởng kinh doanh đối với khách hàng hiện tại.

Giữa chân khách hàng. Duy trì và tạo ra khách hàng lâu dài.

Cần nắm được những khái niệm kinh doanh nào?

Để có một kế hoạch thúc đẩy bán hàng hoàn chỉnh bạn cần hiểu rõ về các khái niệm sau. Đây đều là những khái niệm cơ bản trong giới kinh doanh:

Doanh số bán hàng chỉ tiêu (tên tiếng anh là Sales quota)

Đây là một nhân tố rất quan trọng của kế hoạch bán hàng. Đóng vai trò “giữ nhịp” cho hoạt động của bạn trong cả năm. Đồng thời đưa ra các mục tiêu phụ hàng quý, hàng tháng, hàng tuần. Thậm chí hàng ngày để bạn thực hiện.

Khu vực và phạm vi bán hàng (Sales territory)

Đó là các thông tin liên quan đến khu vực địa lý, danh sách các thị trường cụ thể trong nước hay quốc tế. Nơi bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ hay giải pháp kinh doanh.

Chiến lược (Strategy)

Là những kế hoạch và đường hướng cần thiết giúp bạn hoàn thành mục tiêu đề ra.

Phương pháp hay chiến thuật (Tactic)

Đây là những công việc cụ thể, những bước đi cần thiết của bạn khi thực thi kế hoạch bán hàng.

Lên ý tưởng kinh doanh 

Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại cũng đều có những khả năng thành công. Bạn cần xác định, nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh. Suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó.

Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty. Nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.

Lên ý tưởng kinh doanh - Kế hoạch thúc đẩy bán hàng
Lên ý tưởng kinh doanh – Kế hoạch thúc đẩy bán hàng

Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được

Bạn cần trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của mình về mặt thời gian, tiền bạc, kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó? Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó? Một năm, 2 năm, 3 năm hay nhiều hơn thế?

Mục tiêu phải S-M-A-R-T. Tức là:
S – Specific – Cụ thể
M – Measurable – Có thể đo lường
A – Achievable – Có thể đạt được
R – Realistic – Thực tế
T – Timely – Thời hạn

Phân tích điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ

Trong kế hoạch thúc đẩy bán hàng bạn cần phải biết được điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ của chính mình.

Ví dụ:

Bạn là một chuyên gia máy tính. Và bạn có ý định kinh doanh trong lĩnh vực máy tính. Đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Điểm yếu ở đây có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, hoặc kinh nghiệm marketing còn thiếu sót,…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công.

Kế hoạch marketing giúp thúc đẩy bán hàng

Làm sao để lôi kéo khách hàng và giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ? Chiến lược marketing là câu trả lời tốt nhất cho vấn đề của bạn.

Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.

Ba nguyên tắc cơ bản lập một kế hoạch thúc đẩy bán hàng bằng marketing là:

Segment – Phân loại khách hàng

Target – Chọn khách hàng mục tiêu

Position – Định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Luôn nhớ khách hàng phải là điểm xuất phát. Đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Áp dụng marketing trong kế hoạch thúc đẩy bán hàng
Áp dụng marketing trong kế hoạch thúc đẩy bán hàng

Kế hoạch thực hiện

Liệt kê ra các hoạt động cụ thể để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra. Càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và thời hạn cho mỗi công việc.

Lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.

Hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm khi bạn đã có kế hoạch chi tiết cho hoạt động kinh doanh. Luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể. Đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

Cuối cùng, một kế hoạch thúc đẩy bán hàng trong kinh doanh dù hoàn hảo cũng khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân.

Kết hợp mục tiêu kinh doanh + Mục tiêu cá nhân là động lực lớn nhất để giúp đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.

Kết luận

Việc kinh doanh luôn cần có sự chuẩn bị rõ ràng. Lên kế hoạch thúc đẩy bán hàng trong kinh doanh không phải một việc đơn giản. Tuy nhiên cũng không hẳn quá khó nếu như bạn có sự chuẩn bị và nghiên cứu kĩ càng.movan marketing automation