Tại sao nói: Miễn phí là những thứ đắt đỏ nhất

Miễn phí thực sự là thứ rất đắt đỏ, những điều bạn nhận được một cách miễn phí là cách báo đáp cho bên cung cấp sự miễn phí.

Cửa hàng Mỳ miễn phí của ông chủ

Ở vùng phía Nam có 1 người bán món Mỳ bình  dân nhưng vị ngon thuộc vào hạng tuyệt hảo, vài năm trước người này thực hiện một hoạt động Marketing: Trong ngày khai trương ông ta miễn phí 1 bát mỳ ( mỗi người chỉ được 1 bát); đến ngày thứ 2 và ngày thứ 3 ông ta bán 1 bát Mỳ 1.000 đồng và phát phiếu tích điểm ( cả tháng bán rất chạy); Sau ngày thứ 3, ông ta bắt đầu thu phiếu tích điểm, cứ 10 phiếu được 1 bát Mỳ ( cả năm đó hàng bán rất chạy).

Có thể bạn chưa tin, nhưng vào đúng ngày khai trương, trước cửa hàng ông ta 10m chạy dài đều là người xếp hàng chờ ăn món Mỳ miễn phí, mặc dù người xếp hàng phần lớn đều là người già ( người cao tuổi), tuy nhiên hiệu quả lan truyền trong hoạt động Marketing của ông ta lần đó rất mạnh.

Đối với ông chủ quán Mỳ, ông ta không sợ trời, không sợ đất và cũng chẳng sợ tiền lãi ít, ông ta chỉ sợ một điều duy nhất đó là sẽ phải đóng cửa hàng. Ông ta cho rằng, nếu có thể làm thì hãy làm tất cả để sinh tồn, đừng quá cứng ngắc hay phải tuân thủ quy tắc rắc rối, để rồi khi phải đóng cửa muốn làm cũng chẳng còn cơ hội để làm.

Buôn bán là trò chơi toán học

Cho nên ông ta đã lập ra 1 bài toán Logic trong trò chơi do ông tay bày ra như sau:

Vào ngày khai trương, ông ta tặng Mỳ: Buổi trưa ông ta dự tính tặng 210 bát; từ chiều đến tối ông ta dự tính tặng 310 bát. Mặc dù trước đó ông ta đã có dự trù nhưng số Mỳ đã nhanh chóng được tặng hết miễn phí.

Chi phí ngày khai trương:

(210+310)*0.4*20 = 4160k ( 4.160.000 đồng; trong đó 0.4 là tỷ lệ 40% số vốn bỏ ra so với tổng doanh thu, và 20 là giá giá bán 20.000 đồng 1 bát Mỳ bình dân).

2 ngày sau đó ( ngày thứ 2 và ngày thứ 3) ông ta bán 1 bán Mỳ với giá 1.000 đồng. Tổng cộng ông ta bán được 2100 bát Mỳ trong 2 ngày, đồng thời ông ta phát được 2100 phiếu tích điểm tương đương 4.200.000 đồng ( do từ ngày thứ 2 ông ta đã phát phiếu điểm).

Chi phí 2 ngày sau khai chương:

2100*20*0.4 – 2100 + 4200= 18900k ( 18.900.000 đồng chi phí)

Khách hàng được miến phí ăn Mỳ ngon trong ngày khai trương, đồng thời liên tiếp trong 2 ngày sau đó chỉ mất 1000 đồng đã có thể mua 1 bát My, hơn nữa còn được tặng phiếu tích điểm. Vì thế mọi người nghĩ ông ta rất khờ khạo, ngốc nghếch, bỗng nhiên miễn phí cho tiền người ta. Tổng chi phí trong 3 ngày bằng; 4160k +18900k = 23060k. Tuy nhiên, chỉ có chi phí ngày thứ nhất là bị âm, nhưng xét đến những ngày sau đó kể từ ngày thứ 2 ông ta không hề lỗ mà có lời.

Trong hoạt động Marketing lần này, ông chủ chỉ mất 4160k làm chi phí truyền thông, quảng bá hình ảnh, và nó đã phát huy tác dụng hiệu quả, sau đó mọi người đều biết đến cửa hàng của ông ta.

Mặc dù ông ta đã lập ra bài toán kinh doanh có lời, nhưng để có thể phát triển ông bắt bắt buộc phải có thứ gì đó để níu giữ khách hàng kể từ ngày thứ 4. Đó là vị ngon của bát Mỳ, mặc dù là Mỳ bình dân nhưng ông ta sở hữu công thức chế biến Mỳ tuyệt hảo, và nó giúp ông ta giữ chân khách hàng.

Nếu không có bát Mỳ ngon, ông ta chắc chắn đã phải đóng cửa tiệm. Bởi ông ta còn phải trả những chi phí là:

– Tiền thuê mặt bằng cửa hàng bằng 15000k

– Chi phí điện nước khoảng 6500k

– Chi phí vệ sinh 500k

– Tiền thuê nhân viên 10000k ( thuê 2 nhân viên)

Nếu tính tổng số tiền chi phí cố định này bằng: 15000k+6500k+500k+10000k= 32000k.

Cộng tổng các chi phí nguyên liệu nấu ăn, chi phí lưu động, chi phí cố định và trừ vào tổng doanh thu 1 tháng. Số tiền lời ông thu về không hề nhỏ, rõ ràng ông chủ không khờ khệch như nhiều người nghĩ.

Đây là câu chuyện thật trong kinh doanh, Lương kỳ vọng câu chuyện kinh doanh khó tin này sẽ truyền lửa cho bạn trên hành trình khởi nghiệp.

Kết luận

Sự miễn phí luôn là thứ đắt đỏ, thậm chí nó là thứ đắt nhất mà người kinh doanh bán cho khách hàng. Vì thế, khi bạn là người tiêu dùng, bạn đừng bao giờ tin vào lời miễn phí của bất kỳ ai.