TARGET DỰA TRÊN DEMOGRAPHIC PHẦN 2

Hình minh họa

 
Hôm nay tôi sẽ lại chia sẻ với các bạn về cách target dựa trên Demographic trong chuỗi bài về mẹo target dựa trên Demographic.
Ở bài 1 tôi đã nói về mẹo target dựa trên demographic với Location (vị trí địa lý) ở bài này tôi sẽ chia sẻ với các bạn về mẹo target tuổi. Một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc khoanh vùng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Tại sao target tuổi lại quan trọng ?
Ai cũng biết rằng mỗi một sản phẩm dịch vụ cụ thể đều phù hợp với một nhóm tuổi nhất định. Tất nhiên ở các nhóm tuổi ngoài nhóm tiềm năng vẫn có khả năng có người mua sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên với chi phí không lớn chúng ta không thể rải khắp quảng cáo đi như vậy. Chúng ta chỉ lựa chọn nhóm tuổi nào mà ở đó mật độ khách hàng của chúng ta  là cao nhất. Bởi việc Facebook phân phối quảng cáo là hoàn toàn ngẫu nhiên dựa trên việc nội dung quảng cáo của bạn và nhóm đối tượng của bạn.
Screenshot_6
Ở Demographic duy nhất có độ tuổi là có yếu tố chính xác cao nhất vì không ai có thể có 2 tuổi. Bạn chỉ có tuổi 19 hoặc 20 chứ không thể có cả 2. Vì vậy target độ tuổi càng chính xác thì quảng cáo của bạn càng tối ưu và tiết kiệm được chi phí. Một người có thể có nhiều hơn 2 sở thích, nhiều hơn 2 hành vi. Một người có thể vừa ở vị trí A vừa có thể ở vị trí B do việc cập nhật GPS của thiết bị.
Chúng ta có 2 con số tuổi và cùng phân tích như sau:
Một là tuổi cận dưới.
Muốn biết sẽ phải lựa chọn độ tuổi thấp nhất là bao nhiêu chúng ta hãy trả lời câu hỏi “Khách hàng ở độ tuổi nào mới BẮT ĐẦU có nhu cầu mua sản phẩm dịch vụ của mình” khi đó chúng ta sẽ tìm được ra độ tuổi cận dưới này
Ví dụ: Sản phẩm giày

  • Giày da: Độ tuổi sử dụng thường là dân văn phòng hoặc người lớn tuổi, lứa tuổi sinh viên rất ít người có nhu cầu sử dụng giày da. Do đó độ tuổi cận dưới là khoảng 23-34 tuổi
  • Giày thể thao: Sản phẩm này phù hợp với người năng động, khoảng tuổi là khá rộng đối với sản phẩm này. Lứa tuổi phù hợp là học sinh sinh viên. Tuy nhiên tùy vào giá trị của sản phẩm để chúng ta chọn sinh viên hay chọn cả học sinh.

Việc phân tích lựa chọn độ tuổi cận dưới cần dựa trên giá của sản phẩm và công năng của sản phẩm. Công năng như tôi đã có ví dụ ở trên. Còn phần giá sản phẩm thì sao ?
Từ giá của sản phẩm chúng ta phân thích về khả năng tài chính để có thể mua được sản phẩm đó, còn về việc thích sản phẩm đó thì hầu như tuổi nào cũng có thể thích. Tuy nhiên việc thích và việc có thể sở hữu được sản phẩm hay không thì phụ thuộc vào khả năng chi trả.
Với sản phẩm từ 500k trở lên và mua hàng online thì những sinh viên năm đầu rất khó có thể mua được. Nó phù hợp với những sinh viên năm cuối và người đi làm. Do đó sản phẩm nào có giá bán từ 500k trở lên chúng ta chọn độ tuổi phải cao.
Ví dụ: Sản phẩm ô tô

  • Ai cũng thích và ai cũng muốn sở hữu một chiếc oto, tuy nhiên không phải ai cũng có thể mua được nó. Với sản phẩm có giá trị cao chúng ta cần lựa chọn độ tuổi mà ở đó họ đã có một khoảng thời gian đủ lớn để tích lũy về tiền (trừ trường hợp giàu từ lúc sinh ra).
  • Tôi giả sử họ bắt đầu từ đi làm từ năm 24 tuổi, ở điều kiện lý tưởng họ được hưởng mức lương 20 triệu đồng/tháng. Trừ chi tiêu họ tiết kiệm được 10 triệu/tháng. Chiếc oto nếu trả góp giá ở khoảng 250 triệu. Như vậy họ phải mất 25 tháng mới đủ tiền mua chiếc xe đó. Ở đây là trường hợp quá lý tưởng. Như vậy độ tuổi cận dưới nếu bán oto sẽ là tuổi 26, tất nhiên thực tế sẽ cao hơn.
Hình minh họa
Hình minh họa

Hai là độ tuổi cận trên
Hãy trả lời câu hỏi sau “Đến tuổi nào thì người ta CÒN mua sản phẩm của mình ?”
Việc lựa chọn độ tuổi này đơn giản hơn rất nhiều vì những độ tuổi ngoài 40 số người sử dụng Facebook là không nhiều, vì thế không quá khó khăn để lựa chọn độ tuổi này.
Ví dụ: Sản phẩm thời trang

  • Một chiếc túi xách trẻ trung, thì rõ ràng bạn không nên chọn đến tuổi 40, bởi ở độ tuổi đó nhu cầu sử dụng một sản phẩm trẻ trung là không có.

Tại sao phải khoanh vùng 2 độ tuổi cận trên và cận dưới nhu vậy ?

Hình minh họa
Hình minh họa

Giả sử khi tạo quảng cáo, bạn lựa chọn độ tuổi từ 18-24. Với một ngân sách nhất định, quảng cáo của bạn chỉ được phân phối đến một nhóm đối tượng nhất định nằm trong độ tuổi đó. Tuy nhiên việc Facebook phân phối quảng cáo là ngẫu nhiên, nên có những trường hợp quảng cáo chỉ phân phối đến nhóm tuổi 18-20 hoặc 20-23 (bất kỳ nhóm nào vì chắc chắn không thể phủ hết 100% đối tượng) tuy nhiên khách hàng tiềm năng của bạn lại nằm ở độ tuổi 21-24 hoặc 18-22. Như vậy  nghĩa là bạn đang mất đi một khoản chi phí không nhỏ để phủ quảng cáo đến một nhóm đối tượng không phải là khách hàng của mình.
Vì thế việc phân tích sản phẩm để lựa chọn và khoanh vùng nhóm tuổi là hết sức cần tiết.
Ở bài tiếp theo tôi sẽ nói tiếp về độ tuổi và sở thích hành vi
Chúc các bạn tối ưu tối quảng cáo của mình và đừng quên tối ưu các khâu khác trong quy trình vận hành  doanh nghiệp.