Thêm 12 cách tiếp cận khách hàng-kỹ năng bán hàng

Chủ đề này sẽ chia sẻ với bạn thêm 12 cách tiếp cận khách hàng hiệu quả khác. Đây cũng là tổng hợp 12 phương pháp tiếp cận luôn được các chuyên viên bán hàng giỏi áp dụng trong Kinh doanh online trực tuyến, ngành nội thất, bất động sản, bảo hiểm, các ngành dịch vụ, bán hàng trực tiếp tại cửa hàng.

Không chỉ được các nhân viên bán hàng vận dụng 12 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp này. Tổng hợp 12 cách tiếp cận khách hàng, thậm chí còn được áp dụng chính thức trong những nghiên cứu khoa học của các chuyên gia phân tích.

Nhưng hãy tạm khoan mong chờ 12 phương pháp tiếp cận. Có một số vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến 12 cách tiếp cận và thị trường kinh doanh cần chúng ta giải quyết.

3 VẤN ĐỀ VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG

Vấn đề 1: Có phải kiếm tiền ở thị trường miền Bắc-Việt Nam khó khăn hơn so với thị trường miền Nam ? Và cũng vì vậy mà nhiều thương nhân và người khởi nghiệp Nam tiến để lập nghiệp hay không ?

Trong lĩnh vực giải trí và âm nhạc bạn sẽ thấy điều này rõ ràng hơn cả. Hầu hết những người hoạt động trong lĩnh vực giải trí ngoài Bắc đã từng ít nhất một lần có ý muốn Nam tiến để mưu cầu sự nghiệp vỹ đại. Về lĩnh vực phát triển kinh tế, bạn cũng sẽ nhận thấy một số người thân mình nói như vậy.

Đối với OPP VN, OPP VN chưa từng nghĩ mình sẽ rời Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp. Nếu có chăng, thì cũng chỉ là muốn vào Đạt Lạt, thưởng thức cuộc sống tươi đẹp ở đây trong một thời gian dài, sau đó lại muốn trở về Hà Nội.

Tuy nhiên bạn đã bị nhiều người đành lừa rồi, nơi nào kiếm tiền hơn, không dựa trên quan niệm rằng nơi nào đó phát triển hơn những nơi khác. Theo Báo cáo tóm tắt Đại hội kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ X (nhiệm kỳ 2010-2015), đến hết năm 2015 GDP bình quân người dân tại Tp.HCM bằng 5538 USD/năm ( tương đương 125 triệu VNĐ/năm/đầu người tại TP.HCM). Trong khi đó, cùng kỳ 2015, GDG bình quân đầu người Hà Nội bằng 3600 USD/năm ( tương đương 81 triệu VNĐ/năm/đầu người tại Hà Nội).

Thoạt đầu, bạn sẽ so sánh 2 con số GDP của Tp.HCM và Hà Nội lần lượt là 125 triệu, 81 triệu, bạn sẽ cho rằng nên tới Tp.HCM kiếm tiền. Nhưng chúng ta sẽ đánh giá lại vấn đề như sau:

Nếu giả sử bạn có 50 triệu, bạn mang số tiền này mở cửa hàng thời trang trên phố Tràng Tiền ( Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), hoặc trên phố Tôn Đức Thằng ( Quận 1 Sài Gòn, bạn nghĩ bạn có thể tồn tại trong bao lâu ? Nhưng cũng với 50 triệu này, bạn di chuyển cửa hàng đến khu vực viền ngoại ô của Hà Nội (Sài Gòn), bạn có nghĩ bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn không ? Cũng bởi lý do này, rất người ít người thuê mặt bằng cửa hàng trên các con phố trung tâm nếu họ không được bảo đảm bởi nguồn tài chính mạnh, nền tảng kinh doanh vững chắc. Vì vậy, khi bạn tới các tuyến phố trung tâm vui chơi, bạn sẽ thường thấy nhiều thương hiệu hàng hóa rất quen thuộc, bởi mục đích của họ không chỉ để bán hàng.

Quay trở lại vấn đề: Có nên Nam tiến để kiếm được nhiều tiền hơn không. OPP VN đã lấy 1 ví dụ về GDP bình quân đầu người của Sài Gòn và Hà Nội, mục đích để bạn thấy những “Đại dương xanh” trong nền kinh tế nói chung, và thị trường Hà Nội, Tp.HCM nói riêng. Như vậy, không phải Nam tiến sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.

Trong vấn đề thứ nhất, đã gợi mở cho chúng ta những thái độ tích cực, khách quan hơn đối với thị trường. Cách tiếp cận khách hàng ở mỗi nơi cũng sẽ khác nhau trong từng giai đoạn phát triển, đối với từng nhóm khách hàng.

Vấn đề 2: Mô hình kinh tế mới + Thời đại internet. Chúng ta nên phát triển doanh nghiệp như thế nào trong thời đại này.

Đây là 1 vấn đề có tính Vĩ mô, giải quyết vấn đề này không những nâng cao kỹ năng quản trị mối quan hệ khách hàng, chúng ta sẽ có thêm định hướng phát triển doanh nghiệp trong thời đại mới có kết hợp internet

Mặc dù internet và những cơ sở vật chất hỗ trợ truyền thông có ý nghĩa quan trọng trong thời đại mới. Tuy nhiên xét cho cùng, internet chỉ là 1 công cụ, hỗ trợ ông chủ truyền tải giá trị cần thiết tới người tiêu dùng, thông qua đó chúng ta đạt được những lợi ích của mình.

Trong thời đại mới, không có Internet, chúng ta vẫn có thể tồn tại. Biểu hiện rõ ràng nhất là những cửa hàng thuốc gia truyền, những cửa hàng ăn và quán cafe có lịch sử lâu đời, chuỗi cửa hàng ăn nhanh như KFC, Mcdonald’s, doanh nghiệp sản xuất may mặc, gạch đá,…Nếu không có internet trong khoảng thời gian nhất định họ vẫn có thể tồn tại. Luận điểm này chứng minh chúng ta thấy internet chỉ là công cụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

Điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, vẫn phải là chất lượng sản phẩm, công nghệ khoa học sản xuất, chiến lược và định hướng kinh doanh.

Về mặt bản chất, trong mô hình kinh tế mới hiện nay việc tận dụng internet làm công cụ hỗ trợ là điều nên làm. Tuy nhiên ông chủ doanh nghiệp không được phép phụ thuộc 100% vào internet, trừ một số lĩnh vực hoạt động trong ngành internet như công ty cung cấp dịch vụ mạng viễn thông, dịch vụ thương mại điện tử, mạng xã hội, báo chí…sẽ phụ thuộc nhiều đến internet. Tuy nhiên muốn tồn tại trong 1 rừng các đối thủ, họ buộc phải nâng cao chính chất lượng dịch vụ, công nghệ, chiến lược phát triển. Internet sẽ là phương tiện truyền tải những giá trị này tới tay người tiêu dùng.

Vấn đề 3: Sự khác biệt giữa bán hàng và Marketing là gì.

Nếu 1 cố gái xinh đẹp đi trên mình đôi giày cao gót sang trọng. Bạn là người bán giày bệt, bạn sẽ tiến tới họ và giới thiệu sản phẩm của mình, hay bạn sẽ đứng từ xa trùng với hướng nhìn cô gái và giơ trên tay chiếc biển màu hồng có ghi dòng chữ “Anh yêu em” hay một dòng chữ khác?

Nếu hiểu rõ ràng sự khác biệt giữa Marketing và bán hàng, bạn biết cách tiếp cận khách hàng dễ hơn bao giờ.

Trong kỳ sau OPP VN sẽ hướng dẫn tiếp vấn đề thứ 3 và phân tích 12 cách tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Còn tiếp….